Công nghệ sẽ thay đổi thế giới như thế nào vào năm 2050? (P.1)

19
5183

Chào các bạn, bài viết này được ông bạn mình là du học sinh bên Ireland – 1 đất nước theo ông ấy review là nhỏ chút xíu và hít c*t chó mỗi ngày đến chán dịch giúp. Được đăng tải trên Medium bởi Yuval Noah Harari tác giả của quyển Sapiens: Lược Sử Về Loài Người, mình đọc thấy hay quá mà khả năng có hạn nên nhờ ông ấy dịch. Tuy nhiên mình có chỉnh sửa lại cho hợp với phong cách của mình nên nhiều đoạn không đúng nguyên tác.

Còn về nội dung thì thường mình đọc thấy hay mới dịch, nên anh em không phải lo. Bài này có 2 bản dịch, của 1 người bạn khác của mình. Mình vẫn để 2 bản luôn. Chúc anh em đọc bài viết vui vẻ.


Dịch bởi HippoxD:

Nghệ thuật tái thiết sẽ là kỹ năng quan trọng nhất của thế kỷ này.

Nhân loại đang đối mặt với những cuộc cách mạng chưa từng có, tất cả những gì ta từng biết đã thay đổi, và chẳng có dự đoán nào cho tương lai của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể chuẩn bị cho bản thân và con cái của mình đến một thế giới của những biến đổi vô tiền khoáng hậu và bất ổn triệt để? Một em bé sinh ngày hôm nay sẽ khoảng ba mươi (hai) tuổi vào năm 2050. Nếu mọi thứ suôn sẻ, đứa bé đó sẽ tiếp tục sống đến năm 2100 và thậm chí có thể là một công dân của thế kỷ 22. Chúng ta phải dạy đứa trẻ đó thế nào để nó có thể sống tốt và phát triển bản thân trong thế giới năm 2050 hay đến cả nhưng năm 2100? Chúng cần những kĩ năng gì để có thể tìm được một công việc, nắm bắt được những gì xảy ra xung quanh và định hướng bản thân trước mê cung của cuộc đời?

Thật không may, vì không ai biết thế giới sẽ trông như thế nào vào năm 2050 – chưa kể đến năm 2100 – chúng ta không thể trả lời những câu hỏi đó. Tất nhiên, loài người chẳng thể nào có thể dự đoán chính xác được tương lai. Nhưng thời điểm hiện tại còn khó khăn hơn bao giờ hết, vì công nghệ mới cho phép chúng ta thiết kế lại cơ thể, bộ não và tâm trí, ta không thể chắc chắn về bất cứ thứ gì được nữa – ngay cả những thứ trước đây tưởng như đã là cố định và vĩnh cửu.

Một nghìn năm trước, vào năm 1018, có rất nhiều điều mà người ta không thể ước định về tương lai, nhưng họ có thể chắc chắn rằng nền tảng cơ bản của xã hội sẽ không thay đổi. Nếu bạn sống ở Trung Quốc vào năm 1018, bạn có thể nhận thức rằng vào năm 1050, Triều Tống có thể sụp đổ, nhà Liêu có thể xâm lược từ phía bắc, và bệnh dịch có thể giết chết hàng triệu người. Tuy nhiên, có một sự thật rõ ràng rằng vào năm 1050, hầu hết người ta vẫn sẽ làm nghề nông hoặc dệt vải, người cai trị vẫn sẽ dụng người để sung vào các đạo quân và công việc triều chính, đàn ông vẫn thống trị đàn bà, tuổi thọ trung bình khoảng 40, và cơ thể con người sẽ vẫn như từ trước đến nay. Thế nên, trong năm 1018, nhà nghèo thì dạy con cái cách trồng trọt và dệt vải; nhà giàu dạy con trai họ Nho giáo, viết chữ hay chiến đấu trên lưng ngựa và họ dạy con gái mình trở thành những bà nội trợ khiêm tốn và vâng lời. Rõ ràng các kỹ năng này vẫn cần thiết vào năm 1050.

Để theo kịp với thế giới năm 2050, bạn sẽ cần nhiều hơn là chỉ phát minh ra những ý tưởng và sản phẩm mới, mà trên hết là luôn tự tái thiết lại bản thân mình.

Chúng ta hôm nay không thể biết Trung Quốc hay phần còn lại của thế giới sẽ ra sao vào năm 2050. Chúng ta không biết người ta sẽ làm gì để kiếm sống, chúng ta không biết quân đội hay hệ thống chính phủ sẽ hoạt động như thế nào, hay những vấn đề liên quan đến giới tính sẽ thay đổi ra sao. Một số người có thể sẽ sống thọ hơn hiện tại, và bản thân cơ thể con người sẽ trải qua một cuộc cách mạng chưa từng có tiền lệ, nhờ vào công nghệ sinh học và tương tác trực tiếp giữa não bộ và máy tính. Phần lớn những gì mà bọn trẻ học hiện tại sẽ không thể áp dụng được vào tương lai năm 2050.

Vào lúc này, có quá nhiều trường học tập trung vào việc nhồi nhét thông tin vào não của bọn trẻ. Trong quá khứ, điều này rất hợp lý, bởi vì thông tin thì quá ít ỏi mà ngay cả thông tin hiện hành lúc đó cũng phải qua kiểm duyệt rất nhiều lần. Nếu bạn sống ở một thị trấn nhỏ ở Mexico vào năm 1800, thật khó để bạn biết nhiều về thế giới rộng lớn ngoài kia. Không có đài phát thanh, truyền hình, báo hàng ngày hoặc thư viện công cộng. Ngay cả khi bạn biết chữ và có quyền truy cập vào một thư viện tư, không có gì nhiều để đọc khác ngoài tiểu thuyết và sách về tôn giáo. Đế quốc Tây Ban Nha đã kiểm duyệt tất cả các văn bản được in tại địa phương và chỉ cho phép một loạt các ấn phẩm được đánh giá cao du nhập từ bên ngoài. Điều tương tự cũng xảy ra nếu bạn sống ở một số thị trấn ở Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Trung Quốc. Khi ta dạy bọn trẻ học đọc, học viết và những kiến thức cơ bản về địa lý, lịch sử và sinh học trong những ngôi trường tân thời lúc đó, điều đó đại diện cho một cải tiến to lớn.

Thế kỉ 21 lại hoàn toàn trái ngược, chúng ta ngập lụt trong khối lượng đồ sộ của thông tin, và những người kiểm duyệt còn chẳng buồn chặn bớt. Thay vào đó, họ bận rộn truyền bá thông tin sai lệch hoặc làm sao nhãng chúng ta với những điều chẳng liên quan. Ngay cả khi bạn sống ở một tỉnh lị nhỏ ở Mexico và có một chiếc smartphone (điện thoại thông minh), bạn có thể dành cả đời chỉ đọc Wikipedia, xem TED Talks và tham gia các khóa học trực tuyến miễn phí. Không chính phủ nào có thể mong bưng bít hoàn toàn thông tin mà họ không muốn tiết lộ. Mặt khác, thật đáng báo động khi những tin tức trái ngược và tin đồn sai lầm dễ dàng được truyền đi trong công chúng. Công dân toàn cầu chỉ cần nhấp chuột là có được tin tức mới nhất về cuộc đánh bom ở Aleppo (Note: một thành phố ở Syria) hay tan băng ở Bắc Cực, nhưng đồng thời cũng thật khó để biết được sự thật ở đâu khi có quá nhiều thông tin mâu thuẫn. Bên cạnh đó, hàng tá những thứ khác cũng chỉ trong một cú nhấp chuột, khiến ta chẳng thể nào tập trung, và khi chính trị hay khoa học làm ta đau đầu, thật dễ để chuyển sang những đoạn phim mèo hài hước, chuyên mục ngồi lê đôi mách về người nổi tiếng hay phim ảnh khiêu dâm.

Trong một thế giới như hiện tại, điều cuối cùng mà một giáo viên cần làm cho học sinh của mình là tiêm cho chúng thêm thông tin. Bọn trẻ đã được nhận quá nhiều thông tin từ thế giới. Thay vào đó, chúng cần phải có khả năng phân loại thông tin, sự khác biệt giữa những gì quan trọng và không quan trọng, và trên hết, là kết nối những mẩu thông tin thành một bức tranh rõ ràng về thế giới.

Thật ra, đây chính là lí tưởng của nền giáo dục phương Tây tự do qua hàng thế kỷ, nhưng cho đến nay, nhiều trường học Tây phương khá chậm chạp trong việc thực hiện nó. Giáo viên tự cho phép mình tập trung vào việc cung cấp thông tin, song song đó khuyến khích học sinh “tự tư duy”. Do nỗi sợ về của chủ nghĩa độc tài, các trường theo chủ nghĩa tự do đặc biệt khiếp sợ những tiếng nói lãnh đạo. Họ cho rằng chỉ cần cho những sinh viên của mình hàng đống thông tin và chút tự do ít ỏi, những học sinh của họ có thể hình dung về thế giới, và thậm chí nếu thế hệ này thất bại trong việc tiếp nhận tất cả lượng thông tin đó thành một tổ hợp mạch lạc và ý nghĩa về thế giới hiện tại, vẫn còn rất nhiều thời gian để xây dựng một tổ hợp tốt hơn trong tương lai.

Hiện tại, chúng ta đang dần hết thời gian. Những quyết định mà chúng ta thực hiện trong những thập kỉ tới sẽ định hướng tương lai của cuộc sống, mà chúng ta chỉ có thể quyết định dựa trên tầm nhìn hiện tại của chúng ta về thế giới. Nếu thế hệ này thiếu một cái nhìn toàn diện về vũ trụ, tương lai sắp tới của cuộc sống sẽ được quyết định một cách ngẫu nhiên.

Nhiệt độ đang nóng dần

Bên cạnh kiến thức, hầu hết các trường tập trung quá nhiều vào việc dạy học sinh các kĩ năng được định sẵn, như giải các phương trình vi phân, viết mã máy tính bằng ngôn ngữ C++, xác định hóa chất trong ống nghiệm, hay giao tiếp bằng tiếng Hoa. Bởi vì chúng ta hoàn toàn không có một khái niệm gì về thế giới và thị trường lao động vào năm 2050, chúng ta không thể biết chính xác những kĩ năng mà ta sẽ cần. Ta có thể đầu tư thật nhiều để dạy bọn trẻ cách viết mã bằng C++ hay học tiếng Hoa, rồi đến năm 2050, trí thông minh nhân tạo có thể lập trình tốt hơn cả con người và ứng dụng Google Translate có thể cho phép người dùng giao tiếp bằng tiếng Phổ thông, Quảng Đông hay tiếng Hán, mặc dù họ chỉ biết mỗi câu chào “Ni hao”.

Vậy, chúng ta nên dạy gì? Nhiều chuyên gia sư phạm cho rằng các trường nên chuyển sang dạy “The Four Cs” – critical thinking (tư duy phê phán), communication (giao tiếp), collaboration (cộng tác), và creativity (sáng tạo). Tựu chung, họ tin rằng, trường học nên giảm những kĩ năng thiên về chuyên môn và đẩy mạnh những kĩ năng sống đa năng. Trên tất cả, quan trọng nhất là khả năng thích ứng với thay đổi, học hỏi cái mới và đảm bảo sức khỏe tinh thần cân bằng trước những tình huống mới. Để bắt kịp với thế giới năm 2050, bạn sẽ cần nhiều hơn là chỉ phát minh ra những ý tưởng và sản phẩm mới, mà trên hết là luôn tự tái thiết lại bản thân mình.

Bài viết rất dài nên mình sẽ chia ra làm 3 phần. Các bạn xem bên dưới, mình sẽ cập nhật link các phần bên dưới.

Link 2 phần sau:

1. Công nghệ sẽ thay đổi thế giới như thế nào vào năm 2050? (Phần 2)

2. Công nghệ sẽ thay đổi thế giới như thế nào vào năm 2050? (Phần Cuối)


Dịch bởi Việt Anh:

Nhân loại đang đối mặt với những đổi mới chưa từng thấy, cách mạng công nghiệp 4.0 đến rồi – dậy đi thôi – trước khi những câu chuyện cũ ngày hôm qua có thể không còn đúng vào hôm nay. Vậy làm thế nào để trang bị cho bản thân và con cái chúng ta trong một thế giới với những biến đổi chưa từng có và hoàn toàn không rõ ràng này.
Một đứa trẻ ra đời vào hôm nay sẽ như thế nào vào năm 2050? Nếu mọi thứ tốt đẹp, đứa trẻ sẽ ở đó, sinh sống đến 2100 và thậm chí là một công dân xuyên lịch sử sang thế kỷ 22.

Câu hỏi là: chúng ta nên dạy đứa trẻ như thế nào để chúng có thể sinh tồn và phát triển ở thế giới tương lai? Có thể là năm 2050 hay thậm chí là thế kỷ 22? Những đứa trẻ cần những kỹ năng gì để có 1 công việc, hiểu những gì đang xảy ra xung quanh chúng và sống tốt trong mê cung mà cuộc sống tạo ra.

Thật không may là không có ai biết thế giới sẽ trông như thế nào vào năm 2050 – 1 tương lai mờ mịt và tất nhiên là con người chưa bao giờ dự đoán được tương lại với độ chính xác cao trừ dự báo thời tiết. Chính xác là hôm nay, công nghệ đang len lõi vào từng ngách nhỏ cuộc sống khiến cho việc không thể trở thành có thể như: việc công nghệ cho phép chúng ta tạo ra các cơ quan, bộ não và thay đổi cách suy nghĩ thông thường. Vậy nên chúng ta không chắc chắn về bất cứ điều gì – bao gồm cả những điều trước kia các cụ nghĩ nó sẽ không bao giờ thay đổi.

Vào năm 1018 – đúng 1000 năm trước, không nhiều người dự đoán tương lai nhưng họ vẫn tin rằng những đặc điểm cơ bản của xã hội loài người sẽ không thay đổi. Nếu bạn sống ở Trung Quốc năm 1018, bạn biết rằng vào năm 1050, triều đại nhà Tống có thể sụp đổ, người Tây Liêu có thể xâm chiếm phía bắc và dịch bệnh có thể giết chết hàng triệu người. Tuy nhiên, mặc kệ các biến đổi lịch sử có to lớn như thế nào nhưng hầu hết mọi người vẫn sẽ làm việc như những nông dân và thợ dệt, người cai trị vẫn sẽ dựa vào con người để để quản lý quân đội và quan liêu. Đàn ông vẫn được coi trọng hơn phụ nữ, tuổi thọ trung bình vào khoảng 40 tuổi và cấu tạo cơ thể con người vẫn như vậy.
Do đó, vào năm 1018 – cha mẹ nghèo Trung Quốc vẫn dạy con cái họ cách trồng lúa hoặc dệt lụa, giàu hơn thì dạy con trai đạo Khổng, viết thư pháp hoặc oánh nhau trên lưng ngựa và dạy các cô con gái trở thành các cô vợ đảm đang – tứ đức vẹn toàn. Rõ ràng những kỹ năng này vẫn cần thiết vào năm 1050.

Để theo kịp thế giới năm 2050, bạn cần làm nhiều hơn là chỉ phát minh ra những ý tưởng và sản phẩm mới. Trên tất cả, hãy tự tái tạo lại chính mình.

Trái lại, vào hôm nay chúng ta không biết Trung Quốc hay thế giới sẽ trông như thế nào vào năm 2050. Chúng ta cũng không biết lũ trẻ chúng ta sẽ làm gì để kiếm sống. Chúng ta cũng không biết quân đội hay nhà nước sẽ hoạt động như thế nào và chúng ta không biết quan hệ giới tính sẽ ra sao. Vài người có thể sống dai hơn bây giờ và cơ thể con người dự cũng sẽ bị thay đổi vì những công nghệ mới như kỹ thuật y sinh (1) và BCI (Brain Computer Interface – (2)). Những điều con trẻ học bây giờ có thể không còn đúng vào năm 2050…

(1) – kỹ sư y sinh thiết kế và phát triển các sản phẩm và các hệ thống liên quan y tế, như các cảm biến sinh học, thiết bị giám sát y tế và sinh lý học và thiết bị trợ giúp khác.
(2) – giao diện máy tính – não (BCI – Brain Computer Interface): là giao thức tương tác trực tiếp giữa các tín hiệu não với một thiết bị bên ngoài. BCI vẫn đang được phát triển và cải tiến, trong tương lai điều khiển máy móc bằng ý nghĩ có thể phổ biến.

Ở hiện tại, đa số các trường học tập trung nhồi nhét 1 lượng lớn kiến thức cho học sinh. Trong quá khứ, phương pháp này phần nào hiệu quả vì thông tin hồi đó khan hiếm và thậm chí những thông tin ít ỏi này còn bị hạn chế bởi kiểm duyệt. Nếu bạn sống ở Mexico những năm 1800, thật khó để 1 người dân biết được thế giới rộng lớn nhường nào. Không đài radio, không tivi, không mặt báo hoặc thư viện. Thậm chí nếu bạn biết chữ và được tiếp cận thư viện riêng cũng không có nhiều thứ cho bạn đọc, hầu hết là tiểu thuyết và tôn giáo. Đế chế Tây Ban Nha kiểm duyệt rất gắt gao mọi tài liệu trong nước và chỉ cho phép 1 số ít ấn phẩm từ nước ngoài đã được kiểm duyệt kỹ nhập khẩu vào. Điều tương tự cũng xảy ra ở các nước như Nga, Ấn Độ, Turkey hoặc Trung Quốc. Khi thế giới mở hơn, các trường học hiện đại ra đời, với tư duy hiện đại (hầu hết trường học dưới kiểm soát bởi nhà nước) và trẻ được dạy đọc – viết, được dạy các kiến thức cơ bản về sinh, sử, địa, những trường học này cho thấy 1 sự thay đổi vượt bậc.

Trở lại thế kỷ 21 đang sống, chúng ta đang ngập lụt trong hàng tấn thông tin, nội dung mở hơn – dường như khó để ngăn chặn trừ 1 số quốc gia như Trung Quốc, Triều Tiên,… Thay vào đó, chúng ta đang bị vướng sang vấn đề trong hàng tấn thông tin đó, không ít thông tin lá cải, sai sự thật hoặc không có giá trị. Điều đó làm chúng ta xao nhãng bởi những thông tin ta cần thì không có, thay vào đó là c*t chó ở khắp mọi nơi.

Nếu bạn đang ở Việt Nam và có 1 chiếc điện thoại thông minh, tôi tin bạn có thể dành hàng giờ để lướt Facebook hay đọc Tinh Tế, xem Ted Talks và thưởng thức 1 tách cà phê trước khi bước vào giờ học online. Ở hiện tại, chính phủ dường như khó che dấu thông tin khi có quá nhiều kênh phân phối thông tin, mặc khác công chúng còn có nguy cơ cao bị thao túng bởi hàng tá thông tin trái chiều. Mọi người trên toàn thế giới có thể dễ dàng nắm được thông tin như đánh bom ở Aleppo hay băng tan ở Arctic, nhưng họ lại không phân biệt được đâu là loại thông tin trái chiều và nên tin đâu là sự thật. Bên cạnh đó, có quá nhiều thông tin hiện ra trước mắt làm cho chúng ta mất tập trung, và khi chính trị hoặc khoa học trở nên quá phức tạp – con người liền chuyển qua cái gì đó vui vẻ, nhẹ nhàng như clip chó mèo, thông tin người nổi tiếng hoặc xem Porn.

Quá nhiều thông tin những ngày này – nhiều đến mức có hại, điều cuối cùng 1 giáo viên nên dạy học trò là chọn lọc thông tin. Con người cần khả năng hiểu thông tin, tự kiểm duyệt nó để có thể nhận ra thông tin nào quan trọng và không quan trọng. Và trên hết, cần có khả năng kết nối thông tin lọc được để hình dung được bức tranh tổng thể của thế giới quan.

Có 1 sự thật là giáo dục tự do phương Tây thật sự lý tưởng trong nhiều thế kỷ. Nhưng ngay lúc này, nhiều trường học phương Tây vẫn đang chậm chạp thay đổi để chuyển dịch. Giáo viên thì dạy cho học sinh kiến thức và khuyến khích các em tự tư duy. Họ nghĩ rằng cho học sinh kiến thức và 1 chút tự do, học sinh sẽ tự hiểu được thế giới. Thậm chí nếu thế hệ này thất bại trong việc dùng kiến thức để hiểu được thế giới, vẫn còn rất nhiều thời gian để sửa sai và tạo ra hệ thống giáo dục tốt hơn trong tương lai.

Nhưng không, hiện tại chúng ta không còn thời gian. Những gì con em chúng ta đang học tập hôm nay sẽ định hình tương lai của chúng ta, và may mắn chúng ta có thể thay đổi ngay bây giờ ở hiện tại. Nếu thế hệ này thiếu cái nhìn tổng thể về vũ trụ, tương lai sẽ được định đoạt theo 1 cách hoàn toàn ngẫu nhiên.

The Heat is On – Lò sưởi đã bật

Bên cạnh thông tin, hầu hết trường học còn tập trung quá nhiều vào việc cung cấp cho sinh viên những kỹ năng cố định. Ví dụ như giải phương trình, viết chương trình C++, nhận biết các chất hóa học trong ống nghiệm hay phiên dịch sang tiếng Trung. Đó là bởi vì họ không biết 2050 sẽ như thế nào, chúng ta không thực sự biết con người thực sự cần kỹ năng gì. Chúng ta có thể đầu tư rất nhiều nỗ lực để dạy bọn trẻ viết code C++ hay học tiếng Hoa chỉ khi nào biết 2050 cần gì? Với sự phát triển như hiện tại, biết đâu vào năm 2050 – AI đã có thể code phần mềm tốt hơn con người và Google dịch đã đủ thông minh kèm 1 thiết bị nhỏ gọn tích hợp Google Dịch giúp chúng ta giao tiếp với nhiều ngôn ngữ.

Vậy chúng ta nên được dạy gì? Nhiều chuyên gia giáo dục tranh luận rằng trường học nên chuyển sang dạy “The Four CS” – Critical Thinking (tư duy phản biện), Communication (sự giao tiếp), Collaboration (sự hợp tác) và Creativity (sáng tạo).

Rộng hơn nữa, họ tin rằng trường học nên giảm kỹ năng kỹ thuật và nhấn mạnh vào mục đích sống (general-purpose life skills, éo biết dịch đúng không). Quan trọng hơn cả là kỹ năng đối mặt với sự thay đổi, học điều mới và cân bằng xúc cảm trong những hoàn cảnh khó khăn (kiểu du học môi trường mới nhiều thay đổi thì buồn nhớ nhà thắt cổ tự tử ấy). Để bắt kịp 2050, bạn cần làm nhiều hơn là chỉ phát minh ra những ý tưởng và sản phẩm mới. Trên tất cả, hãy tự tái tạo lại chính mình.

Bài viết rất dài nên mình sẽ chia ra làm 3 phần. Các bạn xem bên dưới, mình sẽ cập nhật link các phần bên dưới.

Link 2 phần sau:

1. Công nghệ sẽ thay đổi thế giới như thế nào vào năm 2050? (Phần 2)

2. Công nghệ sẽ thay đổi thế giới như thế nào vào năm 2050? (Phần Cuối)

Bài viết mang tư duy khá mở, nên 1 số bạn khó chấp nhận bởi không dạy tụi nhỏ học ngành nghề gì thì tụi nó sống như thế nào? Quan điểm của mình là vẫn hướng dẫn các em học tập và lựa chọn ngành nghề ưa thích. Nhưng 1 đất nước phát triển, chúng ta cần nhiều hơn là chỉ học để có cái việc làm và kiếm tiền. Nếu các bạn thích hãy để lại 1 comment và chờ phần cuối của bài viết này nhé.

Nguồn: What Kids Need to Learn to Succeed in 2050

4.6/5 - (10 bình chọn)
Bài trướcLập trình viên khó tính – sự tiến hóa của chương trình Hello World
Bài tiếp theoEvent tặng 30 móc khóa PUBG cho thành viên Share Ngay
Tui là 1 con người cả ngố đó mấy bạn, thật may tui được thằng Tín tà tưa (bạn cùng phòng) nhờ làm cái web mà nó không viết gì, tui cũng không biết viết nhưng mà bỏ phí domain tốn xiền. Share Ngay ra đời lãng xẹt z đó. Blog này tui viết hồi cuối tháng 3/2018, có thể thấy độ trẻ trâu qua từng năm của tui không hề giảm. Nói thiệt nha, tui quý mấy bạn đọc cái blog này dù cho nó có mang lại giá trị cho mấy bạn không, nhưng mà tui thực sự cảm ơn mấy bạn. Hông giống Youtube, đăng lên phát là có vài chục ngàn view, tui đăng lên 1 phát có chục view là: "Ơ, dm, sao bữa này nhiều ng đọc dị. Tui dzui. Mấy bạn comment, tui đọc. Tui dzui. Đơn giản dậy thôi". Tui quỡn lắm, lâu lâu đọc lại những gì mình viết rồi thấy trẻ trâu mà không dám sửa. Thôi cứ để nó là 1 kỷ niệm. Ờ, nói nhiều là dậy, vì tui muốn mấy bạn thoải mái nhất khi đọc những dòng này nên viết có hơi dài dòng. Đoạn giới thiệu dễ thương này dành tặng tất cả những ai yêu mến Share Ngay. Sharahero!!!
Theo dõi
Thông báo về
guest
19 người bình luận
mới nhất
cũ nhất like nhiều nhất