Bài viết được đăng tải trên AndroidCentral và nhận được nhiều sự đồng thuận, cá nhân mình cũng thấy đây là tính năng tệ hơn cả tai thỏ thần thánh.
Tai thỏ giờ là “xưa” rồi, mới 1 năm thôi nó đã tiến hóa thành màn hình giọt nước và mới đây trên chiếc Galaxy S10, hãng Samsung đã thu nhỏ nó hết mức có thể như 1 nốt ruồi và giờ nhìn nó rất đẹp vì diện tích mặt trước màn hình hiển thị tràn viền trông đẹp hơn, hiển thị được nhiều nội dung hơn.
Như trước đây mình có đọc 1 bài của Duy Luân bên Tinh Tế nói về việc “có thể bạn không thích tai thỏ, nhưng nó cần phải xuất hiện” vì nó là quá trình phát triển tất yếu của công nghệ và ngay lúc này nó đã tiến hóa để trông có thẩm mỹ hơn nhiều.
Trở lại với vân tay trong màn hình, tôi đã chạm vào chiếc Galaxy S10 vào tuần trước là phê pha với nó từng phút giây. Galaxy S10 là chiếc điện thoại Android cao cấp đáng mua nhất thời điểm hiện tại, tuy nhiên dường như tính năng cảm biến vân tay trong màn hình không hoạt động như tôi mong muốn.
Samsung là một trong nhiều công ty sản xuất smartphone quyết định loại bỏ cảm biến vân tay truyền thống để thay thế cho một cảm biến vân tay bên dưới màn hình. Mặc dù nó trông đẹp hơn, cool ngầu hơn nhưng dường như đây là 1 trò lừa bịp vui vẻ.
Cảm biến quang học là công nghệ đầu tiên được tung ra thị trường, bạn có thể tìm thấy công nghệ này trong các thiết bị như OnePlus 6T. Chúng hoạt động bằng cách chụp ảnh ngón tay của bạn, mỗi lần bạn mở khóa điện thoại, công nghệ này sẽ so khớp hình ảnh đã chụp với ngón tay bạn đang sử dụng.
Cảm biến siêu âm thì tiên tiến hơn nhiều, nó sử dụng sóng âm quét dấu vân tay của bạn và sau đó lưu trữ một bản sao của nó; bao gồm những thứ như các rãnh riêng lẻ kẻ vân tay và lỗ chân lông. Ở thời điểm bài viết này được đăng, điện thoại duy nhất sử dụng cảm biến siêu âm là Galaxy S10 (gần đây mình có đọc 1 cái của Huawei cũng xài cảm biến siêu âm tương tự S10).
Cả cảm biến quang học và siêu âm đều được ẩn bên dưới màn hình của điện thoại và cho phép bạn đặt ngón tay lên một khu vực nhỏ được chỉ định trước để mở khóa. Tuy 2 công nghệ này đều đặt dưới màn hình, tuy nhiên cảm biến siêu âm đắt hơn nhiều so với các cảm biến quang học. Cảm biến siêu âm cho phép nhận dạng vân tay nhanh hơn và an toàn hơn nhờ vào dữ liệu bổ sung (rãnh vân tay, lỗ chân lông,..) mà chúng thu được.
Sau 1 khoảng thời gian sử dụng, tôi nhận thấy rằng các cảm biến vân tay đặt trong màn hình lại hoạt động không hiệu quả hay thậm chí chậm hơn cảm biến vân tay thông thường. Điều tồi tệ nhất là các cảm biến trên màn hình này thường xuyên đọc sai dấu vân tay của bạn, yêu cầu thử nhiều lần để mở khóa điện thoại của bạn.
Cho đến nay, trải nghiệm của tôi với Galaxy S10 là 1 cảm giác hỗn hợp. Có lúc nó hoạt động hoàn hảo với vân tay của tôi trong khi những ngón khác hoàn toàn không hoạt động. Đây thực sự là 1 cuộc cách mạng, tuy nhiên tôi vẫn có cảm giác như một bước lùi lớn so với các cảm biến vân tay truyền thống.
Cảm giác hỗn hợp này gây cho tôi sự khó chịu, đó là trải nghiệm không nhất quán và rành mạch. Nếu điện thoại của bạn có cảm biến siêu âm giống như S10, việc lựa chọn miếng dán bảo vệ màn hình khá chua cay. Miếng dán cường lực bằng nhựa hoạt động tốt, nhưng nếu bạn muốn sử dụng kính cường lực thì chỉ một số loại nhất định mới hoạt động.
Xem video test cảm biến vân tay siêu âm trên S10 / S10 Plus:
Các cảm biến vân tay truyền thống thường dễ dàng “cảm giác thấy” vì chúng thường lõm xuống 1 chút so với phần còn lại của điện thoại, hoặc lồi lên vì tích hợp trong nút home – giúp bạn dễ dàng đặt ngón tay của mình lên mà không cần phải tìm kiếm. Vì các cảm biến trên màn hình không có chỗ lõm để bạn “có cảm giác” mà đặt ngón tay vào, do đó bạn cần nhìn chính xác nơi bạn đặt ngón tay để mở khóa.
Thông thường, để mở khóa bạn phải mở sáng màn hình và trên màn hình sẽ hiển thị 1 khu vực phát sáng trông cool ngầu để bạn đặt vân tay đúng, tôi không nghĩ rằng thói quen đưa ngón tay lên 1 phần sáng trên màn hình sẽ tiện hơn đưa ngón tay vào 1 phần lõm có thể dễ dàng định vị bằng cảm giác thay vì mắt.
Với màn hình lớn, vị trí đặt để mở khóa vân tay trên S10 không tối ưu cho thao tác 1 tay. Ý tôi là vẫn được nhưng nó không hoàn hảo vì nó ở phía dưới, nếu đặt cao lên 1 chút sẽ tuyệt hơn.
Cũng như tai thỏ, công nghệ nào cũng cần có thời gian để hoàn thiện và tôi thực sự mong những cải tiến với vân tay trong màn hình ở tương lai.
Hiện tại tôi vẫn nghĩ đây là 1 phần trong kế hoạch PR của bất cứ hãng sản xuất điện thoại nào. Bạn thử nghĩ xem? Mỗi năm chiếc điện thoại của họ luôn cần phải đổi mới, chiếc điện thoại nào có nhiều công nghệ hơn, có sự ấn tượng hơn hay đơn giản là 1 tính năng thời thượng thì sẽ là 1 lợi thế rất lớn so với phần còn lại.
Và có lẽ…. cảm biến vân tay đặt trong màn hình là 1 cái tên nghe rất kêu để quảng bá cho điện thoại của mình!
Tham khảo: AndroidCentral