Tất tần tật list SEO TOOL hữu ích hỗ trợ ae làm SEO chuyên nghiệp

5
3192

Để SEO thành công thì bắt buộc chúng ta phải dùng các công cụ hỗ trợ, vậy sau đây em xin chia sẻ các công cụ thông dụng nhất để các Anh/Chị tham khảo ạ.

Mình đọc được list này chia sẻ bởi bạn Nhi Nguyễn share trên group Facebook thấy hữu ích nên xin phép bạn chia sẻ lại cho ae blog cùng đọc.

Danh sách gồm 50 SEO TOOL cần sử dụng khi làm SEO:

1. LIST CÔNG CỤ HAY DÙNG:

Công cụ tối ưu onpage, kiểm tra trực tiếp ngay trên màn hình giao diện web:

Công cụ dùng để kiểm tra các lệnh redirect:

Công cụ kiểm tra và tối ưu SEO bằng phần mềm Excel, phần mềm này rất hữu ích nhưng tương đối khó dùng, ở Việt Nam ít người dùng phần mềm này.

Công cụ tốt nhất cho kiểm tra trùng lặp nội dung, có thể kết hợp API với URL Profile để kiểm tra trùng lặp trong trang và ngoài trang.

Kiểm tra file robots xem có bị lỗi hay không:

Kiểm tra link dofollow và nofollow trên trình duyệt website:

Kiểm tra DA, PA, Spam trên 1 website:

Tool kiểm tra onpage tương tự SEO Quake:

Thiết lập Schema miễn phí, thiết lập lược đồ chỉ sau vài phút khai báo.

Tạo các mã schema miễn phí sau đó đưa vào code của website, chức năng tương tự tool Json-JD Schema bên trên.

Không thể thiếu nếu có ý định SEO Youtube, Tool đưa ra gợi ý các tags, từ khóa, thời lượng video, thử nghiệm A/B, kế hoạch chủ đềvà rất nhiều chức năng khác.

Cũng là một phần mềm quan trọng trong việc SEO Youtube, Nếu như kiểm tra website Anh/chị thường dùng SEO Quake thì với video Youtube, vidIQ cũng có chức năng tương tự. Ngoài ra vidIQ còn cho biết thông kê, nhân khẩu học, xu hướng,… Tất nhiên để dùng hết chức năng thì phải nâng cấp lên bản Pro.

Công cụ đánh giá tổng thể website, check nhanh website miễn phí.

Công cụ kiểm tra website có thân thiện với thiết bị di động hay không.

Công cụ kiểm tra xem trang web có giao diện tương thích với tất cả các thiết bị hay không?

Công cụ đánh giá tổng thể website, Scan website miễn phí.

Công cụ để tối ưu xem trước thẻ tiêu đề, descriptions có chuẩn onpage hay chưa?

Chức năng tương tự như SEOmoffo ở trên:

Công nghệ điện toán đám mây, giúp tăng tốc website và có chức năng chống DDOS:

2. CÔNG CỤ TỪ GOOGLE:

  • Google Analytics: công cụ được phát triển trực tiếp từ Google giúp đánh giá hiện trạng của 1 website, nếu đã làm SEO thì không Anh/Chị nào thiếu công cụ này.
  • Google Search Console: rất quan trọng, mọi thông báo lỗi về website đều được gửi tới đây, Anh/chị phải thường xuyên check và fix lỗi nếu có thông báo. Ngoài ra đây cũng là công cụ submit link nhanh chóng mà bất kỳ SEOER nào cũng không thể bỏ qua.
  • Google Keyword Planner: bước đầu trong quy trình nghiên cứu từ khóa sau đó mới kết hợp với các tool khác, rất hữu ích và nếu Anh/chị nào chưa dùng thì nên dùng ngay từ bây giờ.
  • Google Trends: muốn biết từ khóa nào đang hot trên internet trong ngày, trong tuần hay trong tháng, hãy vào Google Trends, ăn theo Trends luôn tạo được traffic cực kỳ hấp dẫn.
    Link: https://trends.google.com/trends/?geo=US
  • Google Search: chính là anh Gồ mà chúng ta hay gọi, trên giao diện tìm kiếm thường cho chúng ta kết quả của mình hoặc đối thủ, ngoài ra khi gõ vào box tìm kiếm sẽ cho ta thấy được các từ khóa google suggestion hay bên dưới cùng của trang tìm kiếm thường xuất hiện các từ khóa dạng LSI để Anh/chị tham khảo.
  • Google News: anh/chị thường book báo, nên nhớ là có rất nhiều báo nhé, chỉ những trang nào được liệt kê trong mục Google News thì mới gọi là báo chính thống, còn lại các trang khác mà các thánh tự đặt tên ra rồi gọi nó là Báo thì chỉ có Báo lá cải thôi ạ :))
    Link: https://news.google.com/topstories?hl=vi&gl=VN&ceid=VN:vi
  • Google Pagespeed Insights: công cụ hữu ích để đánh giá tốc độ tải trang, giờ đây cũng rất quan trọng vì đánh vào trải nghiệm người dùng, tốc độ tải trang càng cao thì website càng tốt, ít nhất chỉ số cũng phải trên 80 cho cả mobile và PC.
    Link: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights
  • Google Sheets + add-on Search Analytics for Sheets: Google trang tính thì có tác dụng gì cho SEO? Các Anh/chị đã từng nghe tới Google Entity Stacking chưa? Nếu 1 doanh nghiệp thường xuyên hoạt động trên các nền tảng của Google thì chắc chắn Google cũng có cái nhìn tốt hơn và sẽ đánh giá đây là một thực thể có thật. Ngoài ra nếu Anh/chị biết cách dùng thì có thể xuất bản các bài viết kèm theo từ khóa và để chế độ xuất bản như trên web. Đây chắc chắn là các backlinks rất chất lượng đến từ Google.
    Link: https://gsuite.google.com/marketplace/app/search_analytics_for_sheets/1035646374811
  • Google Tag Manager: công cụ phân tích, đo lường hiệu quả công việc. Chắc chắn có nhiều anh/chị chưa biết cài Tag Manager, điều này thật đáng tiếc, vì để xác định được hiệu quả của 1 chiến dịch thì chúng ta cần phải biết rõ về các chỉ số như: CTA, tỷ lệ chuyển đổi, hỗ trợ test A/B,…
    Link: https://tagmanager.google.com
  • Google Structured Data: công cụ thường dùng để kiểm tra dữ liệu có cấu trúc (Schema).
    Link: https://search.google.com/structured-data/testing-tool/u/0
  • Google Tag Assistant: đây là add-on dùng để kiểm tra việc cài đặt Tag Manager.
    Link: https://bit.ly/2zexmab
  • Google Disavow Links: chức năng này dùng để từ chối liên kết xấu đến website của chúng ta. Có nhiều Anh/chị còn chưa biết dùng, để có thể từ chối liên kết thì Anh/chị cần phải có danh sách các backlinks kém chất lượng, sau đó mới upload lên, cách upload như nào thì trên internet có nhiều bài hướng dẫn rất chi tiết rồi ạ, Anh/chị tham khảo thêm nhé.
    Link: https://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main
  • Google Business: SEO Local thì không thể thiếu Google Business, để Google map hiển thị nổi bật thì chắc chắn sẽ phải chăm sóc Google Business tốt rồi, tuy nhiên, để SEO Map thành công thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Google Business cũng là một trong các tài nguyên để làm Google Entity Stacking.
    Link: https://www.google.com/business

3. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU TỪ KHÓA:

  • Google Keyword Planner: công cụ gợi ý từ khóa như đã nói ở phần trên, kết hợp với 3 công cụ bên dưới nữa sẽ nghiên cứu được list từ khóa bá đạo trong ngành.
  • Keywordtool.io: gợi ý các từ khóa mở rộng từ cụm từ cho sẵn, đưa ra ý tưởng từ khóa, đưa ra các từ khóa câu hỏi, thông số xu hướng tìm kiếm người dùng. Đây là một trong những công cụ quan trọng khi lên kế hoạch nội dung.
  • KWFinder.com: gợi ý và phân tích độ khó từ khóa, từ đó có thể lên được ngân sách cần SEO hoặc có thể chọn các từ khóa dễ, từ khóa ngách để làm trước cho đỡ tốn chi phí nhưng vẫn có thể mang lại hiệu quả sớm.
  • Ahrefs Keywords Explorer: công cụ gợi ý từ khóa, phân tích từ khóa đối thủ, phân tích backlinks, phân tích đánh giá và đo lường toàn bộ website. Một trong những công cụ không thể thiếu và được nhiều người dùng nhất khi làm SEO.
  • Ubersuggest: đây là một công cụ trên web neilpatel.com. Công cụ gợi ý từ khóa cho hiển thị kết quả các website đang đứng đầu với từ khóa được gợi ý.
  • Keywords Everywhere: đây là công cụ được nhiều các SEOER trên thế giới ưa dùng vì nó hoàn toàn miễn phí, công cụ sẽ gợi ý các từ khóa ngay trên giao diện tìm kiếm của Google. Rất hữu ích vì công cụ còn liệt kê các từ khóa ngữ nghĩa tiềm ẩn.
  • Answer The Public: công cụ hữu ích giúp gợi ý từ khóa, phân nhóm các từ khóa và có thể lên được ý tưởng kế hoạch nội dung theo ý muốn. Tuy nhiên chức năng lên ý tưởng nội dung phù hợp với các website tiếng Anh hơn.
  • KeywordGrouperPro: công cụ gom nhóm từ khóa miễn phí, Anh/chị có thể phân loại từ khóa sau vài click chuột.
  • BuzzSumo: công cụ gợi ý nội dung đa nên tàng, từ nền tảng web đến nội dung các nền tàng Social.
  • LSIGraph: là một công cụ mất phí, đây là công cụ giúp chúng ta tìm được những từ khóa ngữ nghĩa tiềm ẩn nhanh và chính xác, hiện các công cụ tìm từ khóa đồng nghĩ thì chỉ có LSIGraph được đánh giá là tốt nhất.
  • Bing Keywords Tool: SEO Global thì không chỉ có mỗi Google, Anh/chị nhớ dùng cả Bing và Yandex.com nữa nhé. Nhất là không được bỏ qua Bing Webmaster và Yandex Webmaster. Chức năng Bing Keywords Tool tương tự như Google Keyword Planner nhưng chỉ dùng nghiên cứu khách hàng truy cập Bing Search thôi nhé Anh/chị.
  • SEMRush: công cụ có chi phí tương đối cao nhưng mang lại giá trị cao, từ việc nghiên cứu từ khóa, phân tích backlink, tối ưu onpage cho tới việc phân tích đối thủ thì SEMRush cũng rất đáng đồng tiền bát gạo. Anh/chị có thể mua chung cho rẻ ạ.
  • LARIndex: em thì chưa dùng công cụ này, nhưng được nhiều Anh/chị trong giới review tốt, các Anh/chị có thể thao khảo ạ. Người Việt Nam nên ưu tiên hàng Việt Nam ạ 😃

4. CÔNG CỤ AUDIT WEBSITE / LINK:

  • ScreamingFrog: công cụ em đang dùng, nếu website của anh chị có lượng link nội bộ thấp, dữ liệu nhỏ thì có thể dùng miễn phí, nếu là các web lớn hơn 500 links thì phải dùng abrn trả phí. Công cụ cho chúng ta biết về chât lượng nội dung, trùng lặp tiêu đề, descripstions, canonical, 404,… và nhiều chức năng hữu ích khác.
  • SEO PowerSuite – Website Audit: công cụ hữu ích kiểm tra và phân tích tổng thể website, từ content, tình trạng “sức khỏe” của website, Social, traffic, index, backlinks…
  • Varvy SEO Tool: công cụ kiểm tra nhanh và miễn phí xem URL trang web có bị chặn bởi robots không? Trang web có bảo mật không? Có thân thiện với mobile không? Có thiếu alt ảnh không? Có sitemap không?…
  • WOORANK: công cụ kiểm tra nhanh các chỉ số onpage của website, kiểm tra sức khỏe site. Điều đặc biệt và quan trọng của công cụ này chính là mục Content Analysis, mục này cho chúng ta biết từ khóa nào đang là trọng tâm trong bài viết, trong trang cần SEO, nếu có từ khóa khác tần suất xuất hiện lớn hơn từ khóa chính thì chúng ta có thể điều chỉnh lại cho hợp lý, còn lại các chỉ số khác chỉ mang tính chất tham khảo.
  • LINK ASSISTANT: công cụ phân tích backlink, là một trong các tool của SEO PowerSuite. Giá tương đối cao nhưng chất lượng mang lại thì tuyệt vời.
  • Ahrefs: công cụ phân tích backlinks đối thủ và phân tích từ khóa, xem thứ hạng từ khóa, gợi ý content và nhiều chức năng khác, đây cũng là công cụ không thể thiếu khi làm SEO.
  • Majestic SEO: công cụ để thao khảo các chỉ số TF (trust follow) và CF (Citiation Fo).
  • BuzzStream: xây dựng liên kết tự động và xây dựng liên kết social và tìm kiếm các cơ hội liên kết trên internet.
  • GSA Ranker: phần mềm xây dựng liên kế tự động, có rất nhiều nền tảng backlink trong phần mềm GSA. Tuy nhiên nên sử dụng GSA để xây dựng liên kết tầng hoặc xây dựng cho các site vệ tinh.
  • SEO Autopilot: đây là công cụ VIP vì chi phí vận hành cao. Chất lượng backlink tốt vì có data tốt có sẵn từ tool.

5/ CÔNG CỤ CHECK THỨ HẠNG TỪ KHÓA:

6/ CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG TRAFFIC, RANK WEB:

Bạn Lộc hay dùng extension này trên Chrome:

7/ CÔNG CỤ CONTENT:

  • WordPress.org: xây dựng 1 website tối ưu tốt cho SEO thì chỉ có WordPress là tốt nhất.
  • Yoast SEO: đây là Plugin tối ưu nội dung SEO onpage trên website WordPress. Ngoài ra có thể tham khảo Rank Math là 1 plugin mới nổi gần đây mình thấy hay hơn Yoast SEO.
  • Copyscape: công cụ kiểm tra nội dung trùng lặp, có thể kết hợp với URL Profile để check trùng lặp với số lượng lớn.
  • Blog2Social: tự động chia sẻ bài đăng ra mạng xã hội hoặc lên lịch bài đăng trên các các mạng xã hội.
  • IFTTT: tự động chia sẻ bài viết thông qua RSS Feed ra các mạng xã hội, đây là công cụ được nhiều người dùng.
  • Blog Ideas Generator: đưa ra ý tưởng nội dung bài viết, phù hợp với các website tiếng Anh.
  • TinyPNG: tối ưu hóa ảnh, nén ảnh, tăng tốc độ tải trang.
  • Squoosh.app: tool nén ảnh của Google, chức năng tương tự như TinyPNG nhưng mình hay dùng thằng này hơn.

8/ CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG TỐC ĐỘ, HIỆU SUẤT:

  • Pingdom: https://www.pingdom.com
  • Google Page Speed: công cụ được nhiều người tin dùng, tối ưu điểm số website trên 80 là tuyệt vời nhất. Ai chưa tối ưu được tốc độ load trang thì có thể inbox em ạ.

Cảm ơn các anh chị đã ủng hộ! Chúc anh/chị làm việc hiệu quả.

Nguồn: Nhi Nguyễn – Cộng đồng seo 2020 – Hỏi đáp toàn bộ seo

5/5 - (3 bình chọn)
Bài trướcMột vài app hay dùng nhất trên MacOS (hay ho + open source)
Bài tiếp theoHàng loạt tờ báo lớn ở Mỹ bắt trả tiền để xem, làm sao để bypass?
Tui là 1 con người cả ngố đó mấy bạn, thật may tui được thằng Tín tà tưa (bạn cùng phòng) nhờ làm cái web mà nó không viết gì, tui cũng không biết viết nhưng mà bỏ phí domain tốn xiền. Share Ngay ra đời lãng xẹt z đó. Blog này tui viết hồi cuối tháng 3/2018, có thể thấy độ trẻ trâu qua từng năm của tui không hề giảm. Nói thiệt nha, tui quý mấy bạn đọc cái blog này dù cho nó có mang lại giá trị cho mấy bạn không, nhưng mà tui thực sự cảm ơn mấy bạn. Hông giống Youtube, đăng lên phát là có vài chục ngàn view, tui đăng lên 1 phát có chục view là: "Ơ, dm, sao bữa này nhiều ng đọc dị. Tui dzui. Mấy bạn comment, tui đọc. Tui dzui. Đơn giản dậy thôi". Tui quỡn lắm, lâu lâu đọc lại những gì mình viết rồi thấy trẻ trâu mà không dám sửa. Thôi cứ để nó là 1 kỷ niệm. Ờ, nói nhiều là dậy, vì tui muốn mấy bạn thoải mái nhất khi đọc những dòng này nên viết có hơi dài dòng. Đoạn giới thiệu dễ thương này dành tặng tất cả những ai yêu mến Share Ngay. Sharahero!!!
Theo dõi
Thông báo về
guest
5 người bình luận
mới nhất
cũ nhất like nhiều nhất