Vũ trụ thật xa xăm và vượt ngoài hiểu biết của con người…
Bạn đã bao giờ cảm thấy mình thật nhỏ bé chưa?
Vô cùng tận… là từ chúng ta thường nghĩ ngay đến vũ trụ. Tuy nhiên, nhìn gần hơn chút với thiên hà chúng ta đang sống: Milky Way nó đã vô cùng to lớn.
Nhân dịp sự kiện công bố hình ảnh rõ ràng về lỗ đen, Share Ngay sẽ cùng độc giả tìm hiểu về thời gian trong tốc độ ánh sáng (vãi cả liên quan :v).
- Liệu bạn biết thiên hà Milky Way to lớn đến nhường nào?
- Mất bao lâu để ánh sáng đi hết thiên hà Milky Way?
- Một năm ánh sáng đi được bao nhiêu km?
- 2 ngôi sao Proxima b và sao lùn đỏ Proxmia Centauri nhắc đến trong video có gì hot?
- và những sự thật thú vị về những gì xung quanh Trái Đất của chúng ta.
Ok, chúng ta cùng xem qua video trước khi giải đáp những câu hỏi nhé:
1. Thiên hà Milky Way to lớn đến nhường nào?
Thiên hà Milky Way hay còn gọi dưới nhiều cái tên như: Ngân Hà, sông Ngân – đây là ngôi nhà lớn chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta.
Điểm qua 1 vài số liệu về thiên hà Milky Way:
- Loại: Thiên hà xoắn ốc có thanh ngang
- Đường kính: 100.000 – 180.000 năm ánh sáng
- Khoảng cách đến từ Mặt Trời tới tâm Ngân Hà: 27,000 năm ánh sáng
- Khối lượng: 800 – 1500 M☉ (khối lượng Mặt Trời)
- Tuổi: 13,6 tỷ năm
- Số lượng sao: 100 – 400 tỷ
- Chòm sao: Cung Thủ
- Nhóm: Nhóm Địa Phương
Vào những đêm sáng sao, khi nhìn lên bầu trời bạn sẽ thấy 1 dải trắng bạc do nhiều ngôi sao hình thành tựa như 1 dòng sông vắt ngang trên bầu trời. Việc quan sát được dải Ngân Hà rõ ràng là khá khó khăn do độ sáng bề mặt Milky Way tương đối thấp. Có thông tin thú vị cho rằng chỉ 1/2 dân số trên Trái Đất quan sát được dải Ngân Hà trên bầu trời đêm, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm ánh sáng.

Ồ, bạn nghĩ rằng thiên hà Milky Way là lớn và đặc biệt? Không đâu, nó chỉ là 1 trong số những thiên hà đâu đó ngoài vũ trụ kia và bạn sẽ ngạc nhiên hơn khi xem 2 tấm ảnh nói về những thiên hà xa xôi nhất trong vũ trụ được chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble:

Tấm ảnh rõ ràng nhất về vũ trụ từng được chụp, 1 trong những nơi xa xăm nhất mà kính viễn vọng không gian Hubble có thể tìm đến được:

P/s: ban đầu mình ghi “kính thiên văn Hubble” là không chính xác, tên gọi đúng phải là “kính viễn vọng không gian Hubble”. May mắn là mình đọc lại và thấy sai sai, chắc do buổi tối đầu mình bị đơ.
2. Mất bao lâu để ánh sáng đi hết thiên hà Milky Way?
Thiên hà Milky Way là 1 thiên hà xoắn ốc có sọc, các bạn có thể xem ở đầu video để thấy hình dạng thiên hà của chúng ta. Với đường kính rộng hơn 100.000 năm ánh sáng, Milky Way chứa khoảng 100 – 400 tỉ ngôi sao với hơn 100 tỉ hành tinh (số liệu trên Wikipedia).
Trên video là mất khoảng 100.000 năm ánh sáng, nhưng nhiều số liệu cho rằng con số khoảng 100.000 năm – 180.000 năm ánh sáng mới đi hết được thiên hà Milky Way của chúng ta.
Và chúng ta cũng chỉ là những “nấm lùn” trong đa dạng thiên hà, có rất nhiều thiên hà với kích thước to khủng bố và hình dạng vô cùng đặc biệt.
3. Một năm ánh sáng đi được bao nhiêu km?
Có 2 khải niệm ta cần làm rõ cho câu hỏi này:
- Năm ánh sáng là gì? Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng đi được trong thời gian 1 năm.
- Trong thời gian 1 năm, ánh sáng đi được bao nhiêu km? Một năm ánh sáng bằng 9.460.528.400.000km (9,5 ngàn tỷ km), tức là 5.878.499.810.000 dặm.
Sau khi xem video đầu bài, chắc ai cũng nghĩ như mình rằng: vũ trụ thật rộng lớn phải không các bạn?
4. Bí mật về 2 ngôi sao Proxima b và sao lùn đỏ Proxmia Centauri:
Khoảng năm 2017, rộ lên thông tin phát hiện ra ngôi sao có sự sống cách Trái Đất chỉ 4,25 năm ánh sáng. Đây là 1 trong những khoảng cách gần nhất mà con người từng phát hiện ra 1 hành tinh có thể tồn tại sự sống.

Thậm chí còn có cả 1 video render về Proxima Centauri và hành tinh quanh quanh nó:
Tuy nhiên điều này sẽ không trở thành hiện thực, Trái Đất sẽ không có 1 người anh em song sinh do ngôi sao lùn đỏ mà Proxima b quay quanh có tên Proxima Centauri. Cụ thể anh em nên đọc qua bài viết trên Tinh Tế có giải thích rõ thay vì mình nói lại thành ra thừa.
5. Một vài hình ảnh thú vị đi từ Trái Đất với Vũ Trụ to lớn:






Sau cùng bài viết, mình có 1 câu hỏi dành cho anh em đã đọc hết bài viết. Rằng:
[totalpoll id=”6508″]Câu trả lời mình soạn mang tính chất vui vẻ thôi, anh em đừng nghĩ nhiều – cứ vote cho bài viết có màu sắc chút nhé!
từ bé đến giờ mới biết :))))
Nhảy qua bên tinhte, em thấy có 1 comment:
“Tại sao con người cứ nghĩ là phải có Oxy hay nước thì mới có sự sống được. Điều đó chỉ đúng với loài sống ở trái đất thôi còn các loài sống ở hành tinh khác thì sao? Chắc gì nó đã thèm muốn Oxy hay nước ở trái đất.”
Em thấy Think outside the box khá là đúng.Nhưng khi nhìn lại, dường như chúng ta đang tìm một căn nhà mới, một nơi ở mới chứ không phải vì mục đích khoa học thuần tuý nữa. Chính vì vậy mà chúng ta đã tự đặt quá nhiều giới hạn trong suy nghĩ. Với tốc độ phát triển như hiện nay và cả tương lai, liệu cách suy nghĩ vậy có giúp chúng ta đạt được thành tựu đáng kể nào không? Như việc chúng ta hợp lý hoá tự nhiên bằng những con số và hệ thống chữ cái, ngôn ngữ để làm chủ những thứ vốn đã như vậy từ rất lâu rồi có phải tối ưu?
Mọi người nghĩ sao về comment trên và ý kiến của em ạ?
Comment trên a có đọc qua.
Đoạn dưới em viết khá thuận ý anh, hiểu biết của con người vẫn còn giới hạn. Hi vọng tương lai con người có thể tự tạo dc môi trường sống trên các hành tinh gần hơn hoặc khám phá các dạng sống khác.
299.792.458 luôn luôn nhớ số này. 😆
Haha, 299.792.458 m/s là hằng số tiêu chuẩn trong việc đo tốc độ ánh sáng. Hồi xưa cứ nghe bà cô giảng con người đã đạt tới tốc độ âm thanh tuy nhiên ko thể đạt tới tốc độ ánh sáng cứ tưởng là bị gì, giờ lớn lên mới thấy con số đó quá lớn =)) Oai, cuộc sống thật kỳ diệu..
cám ơn e, a cũng rất thích đọc mảng này. thi thoảng có bài hay hoặc links về mảng này share nhé
Cảm ơn anh, em sẽ cố gắng viết nhiều hơn về mảng này.
Hồi nhỏ xem mấy cái này trên vtv2 thích lắm, nhớ những hôm trời hè nóng bức, nằm ngửa lên trời quan sát từng chòm sao một, còn mong sau này trở thành một nhà vật lý thiên văn. Tiếc là đời không như thế, từ khi có cái máy tính mình cũng đâm cận thị, từ đó cũng chả nhìn được gì nữa, rồi cuộc sống lao vào cày cuốc cũng dần quên mấy cái này.
Thôi thì nhân dịp này coi nó như một lời nhắc nhở, thế giới bên ngoài kia còn vô vàn thứ để khám phá, để học, chẳng qua cuộc sống quá phức tạp, mệt mỏi, nhiều khi ta quên mất điều đó thôi.
Hi vọng đợt nào rảnh mình phải kiếm cuốn sách thiên văn nào đọc mới được 🙂
Giống mình hồi nhỏ, lớp 5 lên thư viện đọc sách nhớ miết mặt trời 5 tỷ năm nữa là tắt. Mặt trời là 1 khối khí Hidro khổng lồ do 2 ông H2 cộng lại được ông Heli. Rồi thì cái nào tự phát sáng và tỏa nhiệt là 1 ngôi sao.
Thế đó, bắt đầu bằng 1 quyển sách đơn giản to bản nhưng mỏng, mình bắt đầu thích thú vs mấy cái này. 🙂