Tựa đề đúng của bài viết này nên là: “5 mẹo biến không gian làm việc của bạn thành nơi thoải mái và đạt năng suất cao nhất”. Tuy nhiên để dài thì bị break nên mình tạm đặt như trên. Bài này không phải đọc cho vui hay đọc cho biết mà áp dụng được trong cuộc sống của bạn.
Bắt đầu từ những điều nhỏ nhất!
Mỗi chúng ta đều cần một không gian làm việc tốt. Có thể là nơi chúng ta cảm thấy làm việc hiệu quả, tập trung và được truyền cảm hứng sáng tạo. Bài viết này gồm 2 phần: video và text guide được thực hiện bởi Matthew Encina – giám đốc sáng tạo và chiến lược gia thương hiệu tại Blind.
Nội dung chính của bài viết này là:
Matthew Encina là nhà thiết kế và sáng tạo nội dung, vì vậy anh ta luôn muốn tối ưu hóa không gian cho nhu cầu sáng tạo của mình. Mục tiêu tổng thể của Matthew là có một văn phòng tại nhà sạch sẽ và tối giản trong thiết kế. Tâm niệm của Matthew là: muốn không gian làm việc của mình thoải mái nhất có thể, chính vì lẽ đó Matthew có thể tập trung vào công việc trong thời gian dài.
Thì anh em cần coi video này trước:
Link mua tất cả các món trong bài viết: http://bit.ly/kit-mua-do-sharengay
Do có quá nhiều câu hỏi được đặt ra nên Matthew mới viết thêm 1 bài trên Medium. Mình thì coi được video Youtube này thấy mới đăng được nhiều lượt view, coi xong thì đúng là hay thật. Do đó mình dự định viết ra 1 bài cho anh em, tuy nhiên kéo xuống description thì thấy Matthew có viết rồi. Vậy nên thay vì viết mình sẽ dịch.
Bài dịp này có sự góp sức của Việt Anh và HippoXD, mình cân bằng giữa bản dịch của 2 bạn này và bản dịch của cá nhân để cái nào đúng thì ra đúng, cái nào dịch lái để thoát nghĩa sẽ dịch theo kiểu thoát nghĩa, mục đích là cho anh em dễ hiểu thôi.
Đây là bản gốc trên Medium: https://medium.com/p/855313648cae
Lưu ý:
- Bài viết là không gian làm việc tại nhà, tuy nhiên mình thấy nhiều cái áp dụng được trong công ty luôn.
- Ngôn ngữ dịch và cách dịch của mình không bám bản gốc hoàn toàn nên sẽ có sai, sẽ có không chính xác 100% vì mình cố gắng diễn đạt ý cho anh em dễ hiểu.
Ok. Let’s Start!
Phòng làm việc ở nhà tôi là một mớ hỗn độn. Thật sự là vậy luôn, bạn có thể nhìn thấy dây nhùng, các thiết bị cũ kỹ hay hộp chứa ở khắp mọi nơi. Chưa hết đâu, hàng tấn giấy tờ và hồ sơ được nhồi nhét miễn là chỗ nào còn trống. Như vừa coi xong phim Ma Trận, khi tôi bước vào phòng làm việc và bạn biết đó, tôi không biết nên bắt đầu từ đâu (ca này thì khó rồi – Na said).
Ai đó đã nói với tôi làm việc ở nhà là thoải mái nhất, nhưng trớ trêu thay câu đó không đúng với tôi vì tôi không thực sự tập trung cao độ khi làm việc và công việc thì luôn trì trệ. Cuối năm ngoái, tôi quyết định đại tu toàn diện và thiết kế lại không gian làm việc tại nhà mình.
Dưới đây là các bước mà tôi đã thực hiện trong công cuộc hô biến mớ hỗn độn thành một không gian để tập trung và đạt năng suất cao nhất trong công việc.
Hãy cùng tôi khám phá “dự án” thú vị này nhé:
1. Loại bỏ tất cả những gì bạn không cần dùng hoặc không sử dụng nữa.
Khi tôi mới bắt đầu dự án này, tôi nhận ra là tôi có nhiều đồ đạc hơn là không gian chứa chúng. Tôi biết tôi đã tích trữ rất nhiều đồ đạc từ thời Napoleon như: máy tính cũ, thiết bị cũ và sách,… những món này từ lâu tôi đã không còn xài nữa. Giữa mớ hỗn độn, vẫn có những thứ tôi đang sử dụng. Tôi cần một cách tiếp cận có hệ thống để sắp xếp thông qua công cụ của tôi. Đã đến lúc tôi cần nghiêm túc về việc bỏ đi cái nào và giữ lại cái nào cho mục đích lớn hơn ở đầu bài.
Ah ha, tôi nhớ là đã xem 1 video về phong cách tối giản và thực sự thích nó. Thế nên tôi sẽ lấy cảm hứng từ nó. Có 1 phương pháp trong video trên đó là: bạn hãy nhìn chăm chú vào mọi đồ vật trong phòng và tự đặt câu hỏi:
- “Vật này có mang lại cho tôi niềm vui không?”
- “Tôi có thường xuyên sử dụng cái này không?”
- “Năm ngoái tôi có sử dụng nó không?”
- “Vật này có đủ quan trọng để giữ lại không?”
Nếu câu trả lời không phải là “có” cho những câu trả lời trên, thì tôi gửi đến những tổ chức từ thiện hoặc vào thùng rác. Trước đây, tôi luôn giữ mọi thứ vì tôi nghĩ rằng tôi có thể sử dụng nó sau này. Nếu tôi vẫn giữ định kiến đó thì chắc không có bài viết này để bạn đọc đâu. Cuối cùng, tôi đã giải phóng một phần ba những thứ không quan trọng trong phòng làm việc của tôi.
2. Sắp xếp mọi thứ dựa trên tần suất bạn sử dụng nó.
Công việc của tôi liên tục xoay quanh việc: chụp ảnh – thiết kế – viết | tôi cần tìm một cách tối ưu để sắp xếp lại đồ nghề của mình. Cái tôi muốn là những vật dụng thường xuyên sử dụng nhất ngay trong tầm tay, vì vậy tôi đã sắp xếp mọi thứ dựa trên nhu cầu đó.
Tôi đã mua một hệ thống bảng điều khiển để cuốn các dây cáp và phụ kiện mà tôi thường xuyên dùng. Điều này bao gồm vât dụng văn phòng, tai nghe, adapter, pin máy ảnh và thẻ nhớ.
Trên bàn của tôi, tôi đã lắp một chiếc kệ, để sử dụng không gian dọc trong phòng của mình. Đây là nơi tôi lưu trữ thiết bị thứ cấp, khi không sử dụng – máy ảnh dự phòng, đèn và micrô dự phòng của tôi.
Ở bên kia căn phòng, tôi đã sử dụng kệ Ikea để sắp xếp sách của mình và trưng bày những món đồ sưu tầm của tôi. Đối với những thứ mà tôi hiếm khi truy cập, tôi cất chúng trong các hộp có nhãn rõ ràng, trong tủ quần áo và trên các kệ cách xa bàn làm việc.
Bây giờ tôi đã có vị trí xác định cho tất cả mọi thứ đồ dùng. Mọi thứ trở nên thật dễ dàng khi dùng những vật dụng tôi hay dùng. Tăng tốc toàn bộ thời gian làm việc của tôi khi tôi giảm bớt thời gian đi tìm vật dụng.
3. Xếp gọn đống dây nhợ.
Tôi không biết bạn có thế không, nhưng nhìn đống dây lủng lẳng, rối nùi thật mất tập trung. Nó cũng là một vấn đề đau đầu nếu bạn cần rút phích cắm để chuyển nó đi nơi khác. Để giữ cho không gian của mình trông sạch sẽ, tôi quyết định giấu dây của khỏi tầm nhìn. Tôi cũng sắp xếp lại chúng theo tần suất sử dụng. Tôi sẽ giải thích dưới đây.
Tôi đã sử dụng một số dây cáp và móc dính để định tuyến và quản lý tất cả các dây cáp của mình. Tôi tập hợp các dây liên quan lại với nhau và sử dụng ổ cắm dài để thuận tiện cho việc sử dụng.
Đối với những thứ hiếm khi rút nguồn, như màn hình, đèn và PC:
Tôi đã nhét một ổ cắm phía sau bàn của tôi. Sau đó, tôi chụm lại các dây lại và chuyển tất cả dây cáp ra sau bàn.
Đối với những thứ tôi cần phải rút phích cắm thường xuyên.
Tôi đã đặt một ổ cắm dài cạnh bàn của mình, dùng kèm mấy miếng băng dính đơn giản. Điều này giúp tôi dùng bình thường trong khi dây vẫn được giấu đi.
Tôi sử dụng máy tính xách tay và kết nối nó với một màn hình lớn khi tôi ở nhà. Để giữ các đầu sạc và cổng kết nối, tôi dùng đồ giữ cáp ngay trên cạnh bàn và giữ chúng luôn sẵn sàng.
Bằng cách tối ưu các dây và cáp sạc, tôi không còn phải mò mẫm tìm ổ cắm hay bực bội khi phải tháo gỡ đống dây nhợ. Tôi có thể dọn gọn gàng trong vòng vài giây.
4. Sự thoải mái.
Để làm việc thoải mái và tập trung trong nhiều giờ liền. Tôi đã đầu tư vào một vài thứ: 1 chiếc ghế tốt, chỗ để chân và giá đỡ màn hình.
Chiếc ghế có lẽ là thứ quan trọng nhất của tôi vì tôi dành nhiều thời gian với nó. Tôi đã dùng một chiếc ghế từ IKEA cũ mèm suốt thời gian qua và thấy bản thân mình lọt thỏm trong nó. Tôi đã thật sự đi quá hạn sử dụng của nó.
Ghế tốt thì không rẻ. Người ta đã nói đúng. Tôi sẵn sàng chi hơn 2 nghìn đô nếu tôi có thể ngồi bồng bềnh trên một đám mây và hiệu quả công việc tăng cao.
Tôi tìm kiếm sự cân bằng thoải mái và phong cách tối giản. Sau nhiều lần cân nhắc, tôi đã chọn lấy chiếc ghế Herman Miller Lino. Nó vô cùng thoải mái, và đáng ngạc nhiên là không đắt tí nào. Nó có thể điều chỉnh và vật liệu cấu tạo cũng rất tốt nữa.
Để có thể ngồi một tư thế tốt, tôi đã mua một giá đỡ màn hình bằng gỗ để giữ cho mắt nhìn thẳng. Tôi cũng mua một đồ để chân để giúp tôi ngồi tựa vào ghế.
Đừng đánh giá thấp hiệu quả của sự thoải mái rằng chúng không liên quan đến năng suất làm việc của bạn. Khi bạn thoải mái, bạn không phải nghĩ về điều đó, bạn sẽ tập trung và có thể làm việc không bị gián đoạn trong thời gian dài.
5. Đừng để không gian của bạn nhàm chán.
Thì đúng là sở thích của tôi là thiết kế tối giản và không gian mở, tuy nhiên tôi vẫn muốn văn phòng của mình có 1 số điểm nhấn (giờ thì tôi có thể aka tự tin gọi nó là 1 văn phòng rồi). Nên là 1 không gian được tô điểm cho bản thân, và cung cấp chút cảm hứng mỗi khi nhìn xung quanh.
Tôi theo dõi rất nhiều nghệ sĩ trên Instagram và nhiều lần trong số đó, tôi đã mua 1 số tác phẩm từ họ. Vì thế, tôi có vài bức hình tôi yêu thích được đóng khung cẩn thận để thêm vào văn phòng, và bạn biết đấy, chúng trông ngầu hơn, có hồn hơn nhiều.
Tôi cũng có một bộ sưu tập nhỏ gồm các mô hình đồ chơi và ghim từ các hội nghị và sự kiện. Tôi thích giữ những thứ này ở đây để nhắc nhở bản thân đừng phát triển quá nhanh, và thêm chút màu sắc vào không gian.
Tất cả những sở thích kỳ quặc mang tính cá nhân của tôi ít nhiều ảnh hưởng lên không gian nơi đây khiến tôi cảm thấy tự tin hơn, ấm cúng, cảm giác như là được ở nhà vậy.
=> đó là năm điều đã thay đổi hoàn toàn không gian làm việc của tôi.
Điều tôi đã nhận thấy qua cuộc đại tu cho căn phòng của mình đó là:
- Tất cả những điều nhỏ nhặt đều góp phần vào đại cục.
- Đặt mọi thứ khi bạn cần dễ dàng để lấy nhất nhằm tránh sự chán nản khi tìm kiếm vật dụng.
- Tìm cách cải thiện chỗ ngồi và đặt cảm giác lên đầu sao thoải mái với môi trường xung quanh.
Sau khi làm việc trong không gian mới của mình trong vài tuần, tôi đã thấy một bước nhảy vọt đáng kể trong năng suất và sự tập trung của mình.
Ừ thì, thỉnh thoảng nó có một chút lộn xộn, nhưng vì tôi đã phát triển một tiêu chuẩn và hệ thống tốt hơn để giữ mọi thứ ngăn nắp, tôi thấy nó khá dễ duy trì và đương nhiên là dễ dàng tùy biến cho từng thời điểm cụ thể roài.
Video bên trên mà bạn Lộc chèn trên bài viết ghi lại toàn bộ quá trình dọn dẹp và thiết kế không gian làm việc của mình. Các bạn nhớ xem video của tôi và xem nhiều bài viết của bạn Lộc hơn nhé!
Đây là một dự án lớn đối với tôi, mất khoảng hai tháng cuối tuần để hoàn thành. Bây giờ tôi đã biết cách để thiết kế một văn phòng hoàn hảo. Nếu bạn có câu hỏi về bất cứ điều gì, hãy để lại cho tôi một bình luận, và tôi sẽ cố hết sức để trả lời nó. Nếu bạn rất thích bài viết này, hãy để lại cho tôi một lượt thích để tôi biết ai đang đọc.