Youtube Vanced – xem video Youtube không hiện quảng cáo

26
6020

Có bao giờ bạn thấy phiền khi đang xem video lại gặp quảng cáo trên Youtube? Mình hay xem Youtube trên TV cùng gia đình, nhưng không phải lúc nào mình cũng ở nhà mà ba mẹ lại kiểu lớn tuổi ấy; không biết dùng remote luôn nói gì tới việc nhấp chữ bỏ qua quảng cáo trong mỗi video phát trên Youtube. Ngoài ra 1 số mẫu quảng cáo khá nhạy cảm, mình thấy không phù hợp…

1. Youtube Vanced là gì? Sử dụng nó có an toàn không?

Youtube Vanced là 1 phiên bản MoD của Youtube dành cho hệ điều hành Android và nó được cực kỳ nhiều người sử dụng. Ra mắt lần đầu trên xda-developers, Youtube Vanced là 1 dự án phi thương mại nhằm giúp người dùng bỏ qua những quảng cáo ngày càng dày đặt của Youtube. Ở Youtube Vanced bạn cũng sẽ tìm thấy rất nhiều tính năng thú vị mà bản Youtube bình thường không bao giờ có.

Các tính năng của Youtube Vanced:
  • Chặn quảng cáo, chặn luôn trong cả trình play video (điều mà chúng ta tưởng không bao giờ tắt được nếu không dùng Youtube Premium 11.9$/month).
  • Xem – nghe dưới nền. Giả sử khi ẩn ứng dụng Youtube vẫn giúp người dùng nghe được 1 bản nhạc yêu thích.
  • Buộc chế độ HDR luôn bật. HDR – High Dynamic Range giúp cải thiện chất lượng video mang lại chất lượng hình ảnh tốt nhất sẽ luôn bật (mặc dù không phải video nào cũng có sẵn).
  • Repeat video. Ai có thói quen nghe đi nghe lại 1 bài nhạc hoặc xem đi xem lại 1 đoạn video thì Youtube Vanced có nha. Tính năng này hữu ích với mình vì mình hay cày view cho thằng em. :v
  • Thao tác vuốt lên xuống, trái phải để tăng giảm độ sáng và âm lượng đưa trải nghiệm UX trên Youtube Vanced lên 1 tầm cao mới.
  • Còn nhiều cái hay ho nữa, nhưng mấy cái này mình thấy hữu dụng với mình nên mình list nhanh ra cho ae xem.
Youtube Vanced có an toàn không?

Youtube Vanced theo mình là an toàn 100%. Còn giải thích ntn thì mình ếu biết vì mình không code cái này, và nó cũng không open source thì phải. Do đó tin tưởng thì dùng, còn không thì cứ dùng Youtube chính chủ tiếp thôi. Mình thì đang dùng và cá nhân thì tin tưởng, nhưng mình vẫn log 1 account Google ít xài và pass mình cũng đặt khác.

2. Tại sao sử dụng Youtube Vanced mà không dùng Youtube chính chủ?

Mình phiền lòng vì điều này nên mới tìm hiểu và may mắn tìm ra Youtube Vanced – 1 ứng dụng được sửa đổi để loại bỏ quảng cáo trên ứng dụng Youtube.

Youtube áp dụng tính năng chèn quảng cáo vào video từ khá lâu, khoảng 1 tháng gần đây mình bắt đầu thấy phiền vì Google bắt đầu cho phép chèn 2 quảng cáo vào 1 video. Bạn không nghe lầm đâu… Nếu để ý sẽ thấy 1 video buộc bạn phải xem, sau khi chiếu xong video đó tầm vài giây sẽ hiện thêm 1 mẫu quảng cáo dài (cho phép bạn nhấn nút bỏ qua quảng cáo).

Youtube Vanced giúp anh em trải nghiệm “Youtube Premium” mà không phải bỏ ra 11.9$/tháng tương đương khoảng 276k/1 tháng tính theo tiền Việt.

Các bạn có thể xem qua ảnh so sánh sau:
Cre: didongsinhvien.com

3. Hướng dẫn cài đặt Youtube Vanced cho các máy Android:

LƯU Ý QUAN TRỌNG: từ ngày 21/09/2020, ae vào thẳng trang chủ Youtube Vanced bên dưới và tải Vanced Manager và cài đặt.

Vanced Manager sẽ cho phép ae:
  • Tải bản luôn là mới nhất cho máy root và chưa root.
  • Có hướng dẫn cho từng loại máy (ví dụ máy Xiaomi Mi thì phải tắt MIUI Optimisation mới cài được).
Hướng dẫn:
  • Truy cập trang chủ của họ tại link: https://vancedapp.com
  • Nhấn vào dòng: Download it here màu xanh.
  • Cài đặt và Enjoy!~

LINK TẢI TRONG BÀI LÀ LINK CHÍNH CHỦ TRÊN XDA-DEVELOPERS hoặc CÁC BẠN CÓ THỂ TẢI TRÊN TRANG CHỦ: https://vancedapp.com. CHỈ CÓ DUY NHẤT TRANG VANCED.APP NÀY LÀ TRANG CHÍNH THỐNG, CÁC TRANG KHÁC ĐỀU LÀ FAKE.

=======

Phần này là hướng dẫn chi tiết hồi trước mình viết, nhưng hiện tại Youtube Vanced đã có app Manager riêng nên ngon hơn.

Youtube Vanced có nhiều phiên bản nhưng các tính năng trong tất cả các phiên bản đều giống nhau. Tuy nhiên, có một sự khác biệt nhỏ trong bản Non-Root. Với bản Non-Root ae phải cài đặt gói MicroG bổ sung để có thể đăng nhập vào dịch vụ Google vì package nó không được sign chính thống nên các dịch vụ Google Play sẽ không hoạt động.

Root: tức là can thiệp vào bloatware để lấy quyền cao nhất. Từ đó giúp người dùng gỡ các ứng dụng hệ thống, cài đặt các bản ROM custom, cài TWRP để thay đổi màn hình Recovery trên Android hay cài đặt các module Xposed. Nói chung người dùng thông thường ít ai quan tâm tới cái này, còn ai biết thì tự khắc biết là máy đã root và cài bản khớp với máy của bạn đó.

Mở link trên hiện nhiều nhưng không biết cái nào mới nhất

<<Ok, bấm vô link mới nhất nó hiện ra 2 folder ROOTNON-ROOT, chọn cái nào?>>

Lưu ý: đa số máy ae sẽ rơi vào trường hợp NON-ROOT. Vì ai root sẽ tự biết là họ đã root máy hay chưa. Hồi xưa còn vụ máy root rồi sẽ có app SuperSu nhưng hơn 6 năm chưa root nên mình không rõ Android đi tới đâu rồi.

Updated: các bạn có thể dùng app Root Checker để kiểm tra là máy đã root chưa. Link tải Root Checker (cài xong, check xong thì gỡ, không ảnh hưởng gì máy).

Thôi, LET GO!!!!

A. Với máy Android chưa Root:

1. Mở trang download ở trên trang tải list app Youtube Vanced.

2. Chọn folder NON-ROOT nha anh em. Nó ra tùm lum bản => bạn ưng chọn bản nào cũng được. Nó phù hợp với tất cả chip và hệ điều hành Android 4.4 Kit Kat trở lên.

3. Sau khi tải về cài đặt, các bạn cần cài thêm app MicroG để có thể login vào account Google. Lý do mình có nói trước đó:

Với bản Non-Root ae phải cài đặt gói MicroG bổ sung để có thể đăng nhập vào dịch vụ Google vì package nó không được sign chính thống nên các dịch vụ Google Play sẽ không hoạt động.

Thì anh em vào lại trang tải list app Youtube Vanced, vào folder MICROG (FOR YTVA 14.21.54 and above) rồi tải file apk về cài thôi.

4. Thưởng thức thôi!!!

B. Với máy Android Root:

1. Mở trang download ở trên trang tải list app Youtube Vanced

Chọn folder ROOT nha anh em. Nó ra tùm lum bản như hình dưới giờ biết chọn bản nào?

Thì như trên hình mình có take note, các bạn tải ứng dụng CPU-Z (ứng dụng rất nhẹ, không rác máy đâu sợ) để check máy là gì.

Ví dụ mình check máy Samsung cùi của mình luôn:

Làm sao biết con chip ARM Cortex-A53 thuộc kiến trúc nào? Tao đâu phải dân công nghệ thông tin. Viết rõ ràng đi!!!

Thực ra lúc viết bài này mình mới biết. Mình đơn giản search cụm từ: “arm cortex a53 architecture” là nó ra hàng tá kết quả mà bạn có thể dễ dàng thấy trên Google. Nói chung để biết kiến trúc của chip thì search Google phát là ra liền.

Giờ vào lại link mediafire ở trên, các bạn sẽ thấy ngay phiên bản mình cần tải. Mình khoanh lại phiên bản mình tải cho ae dễ nhìn luôn:

Bản Dark hoặc Black bản ưng tải bản nào cũng được, nó là theme hay gì đấy chứ tính năng vẫn vậy

2. Đưa file apk vừa tải về vào folder sau: /sdcard/Downloads

3. Gỡ tất cả các bản cập nhật Youtube và tắt tính năng auto-update trong Google Play Store.

4. Flash và cài đặt trong chế độ TWRP.

5. Thưởng thức nó!!!

4.8/5 - (5 bình chọn)
Bài trướcMột số sự thật thú vị về Sundar Pichai – CEO hiện tại của Google
Bài tiếp theoHãy tìm hiểu về các kiểu giày phổ biến dành cho nam giới
Tui là 1 con người cả ngố đó mấy bạn, thật may tui được thằng Tín tà tưa (bạn cùng phòng) nhờ làm cái web mà nó không viết gì, tui cũng không biết viết nhưng mà bỏ phí domain tốn xiền. Share Ngay ra đời lãng xẹt z đó. Blog này tui viết hồi cuối tháng 3/2018, có thể thấy độ trẻ trâu qua từng năm của tui không hề giảm. Nói thiệt nha, tui quý mấy bạn đọc cái blog này dù cho nó có mang lại giá trị cho mấy bạn không, nhưng mà tui thực sự cảm ơn mấy bạn. Hông giống Youtube, đăng lên phát là có vài chục ngàn view, tui đăng lên 1 phát có chục view là: "Ơ, dm, sao bữa này nhiều ng đọc dị. Tui dzui. Mấy bạn comment, tui đọc. Tui dzui. Đơn giản dậy thôi". Tui quỡn lắm, lâu lâu đọc lại những gì mình viết rồi thấy trẻ trâu mà không dám sửa. Thôi cứ để nó là 1 kỷ niệm. Ờ, nói nhiều là dậy, vì tui muốn mấy bạn thoải mái nhất khi đọc những dòng này nên viết có hơi dài dòng. Đoạn giới thiệu dễ thương này dành tặng tất cả những ai yêu mến Share Ngay. Sharahero!!!
Theo dõi
Thông báo về
guest
26 người bình luận
mới nhất
cũ nhất like nhiều nhất