Trick chạy quảng cáo Google Ads cho người không biết SEO

14
2362

Bài viết này ban đầu có tên: link tải Keyword Researcher Pro – mẹo giúp nghiên cứu từ khóa chạy Google Ads – tuy nhiên mình thấy mình chia sẻ khá nhiều về mẹo chạy Google Ads. Nên mình đổi tên bài viết lại cho “giật tít câu view”. Nội dung chính xoay quanh chủ đề rất nhỏ nhưng cũng rất quan trọng trong việc chạy Ads đó là: nghiên cứu từ khóa. Nào, cùng Bà Na tìm hiểu nhé!

Nội dung bài gồm 2 phần:
  • Kinh nghiệm chạy quảng cáo Google Ads cho người không biết gì.
  • Chia sẻ link tải công cụ Keyword Researcher Pro giúp nghiên cứu từ khóa ngách

1. Chia sẻ kinh nghiệm chạy Google Ads cho người không biết gì.

Vậy theo thằng ad cái Google Keyword Planner để làm kiểng à? Google Keyword Planner là tốt nhưng nó chưa đủ, nếu bạn thực sự muốn SEO từ khóa hay đơn giản là chạy quảng cáo cho 1 từ khóa cụ thể thì nên dùng 1 công cụ thứ 3 để nó suggest từ khóa tốt hơn.

Với mình thì mình kết hợp Google Trends để tìm kiếm xu hướng + Google Keyword Planner để xem giá thầu dự kiến (nó sai số rất nhiều, khi chạy ads luôn thì ta điều chỉnh giá sau) + Keyword Researcher Pro để nghiên cứu từ khóa thu hẹp lại để tìm ngách.

Trong bài này mình nói nhiều về việc dùng Keyword Researcher Pro để chạy Google Ads, tuy nhiên a/e cần biết cái này dùng cho mục đích SEO rất tốt.

Mình có sử dụng qua nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa và có thể thấy Keyword Researcher Pro đáp ứng đủ nhu cầu của mình cũng như rất đa năng khi hỗ trợ: tìm keyword cho Youtube, Amazon, Google,…

Cũng giống như nhiều thằng khác, nó không hề miễn phí. Mình rất may mắn khi tìm được bản thuốc ngon cho em nó, nói chung mình đã làm chuột bạch và test cho anh em hết trước khi viết bài này nên a/e cứ yên tâm là thuốc hoạt động OK. Sử dụng lâu dài được.

Điểm đặc biệt của thằng này là hỗ trợ tìm kiếm cả từ khóa dài và từ khóa ngắn. Thường cách mình làm sẽ là:

  • Google Trends để tìm hàng, dịch vụ theo xu hướng.
  • Dùng tính năng `find key` trên Keyword Researcher Pro để list 1 đống keyword xung quanh mặt hàng bạn định bán.
  • Sau đó chúng ta copy list keyword đó vào Google Keyword Planner để lấy số lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh, giá thầu, tỉ lệ click,…. Dùng tính năng Export To CSV để xuất ra 1 file lưu danh sách thống kê bên trên.
  • Quay lại phần mềm Keyword Researcher Pro, các bạn import file csv bên trên vào phần mềm để tiến hành tiền xử lý, lọc,… và nghiên cứu tệp data thống kê đó.

Đa số khách hàng của mình khi làm xong 1 website đều bỏ tiền ra chạy Ads vì “chờ SEO thì biết bao giờ mới có khách hàng”. Dẫu biết tùy lĩnh vực mà mức độ cạnh tranh khác nhau, thằng nào nhiều tiền hơn thằng đó thắng. Tuy nhiên bạn không thể đốt tiền của khách hàng, chia ngân sách ra làm nhiều phần và chi li 1 vài keyword buộc phải cạnh tranh với đối thủ, còn đâu bạn phải dựa vào từ khóa ngách. Lúc này thì những tool như mình giới thiệu trong bài này phát huy hiệu quả.

Các bạn có thể xem cách chia từ khóa của SEONGON, mình thấy video này không lỗi thời:

Thì để ra được bộ từ khóa như vậy bạn phải có tool và cách để lọc nhằm lấy từ khóa ngách và chạy. Nói chung 1 bài viết không thể nói hết mọi thứ, nhưng mình hướng dẫn khách hàng của mình thì thấy họ chạy ra đơn đó, chi phí cũng không nhiều nói chung là không thể lỗ nếu bạn biết cách chạy từ khóa ngách.

Nhiều người thường gặp sai lầm: tự nghĩ từ khóa vì cho rằng nhiều người tìm kiếm. Cái này là sai, bạn nên dùng 1 công cụ như Ahref hoặc Keyword Researcher Pro để tìm từ khóa nó sẽ:

  • Gợi ý từ khóa dài (đừng đánh từ khóa ngắn vì tỉ lệ chuyển đổi không cao).
  • Chọn từ khóa có lượng người dùng tìm kiếm ổn định, nhiều khi có người tìm là được, không nhất thiết phải thật nhiều.

Đó là về việc chạy ads, nhiều người lại quên rằng ads chỉ là cái show ra cho người dùng tìm kiếm (khách hàng tìm năng tìm đến qua Google Search) mà quên tối ưu cho trang đích. Cái này thì rất nhiều thứ để nói, mình nói sơ vài mục quan trọng:

  • Trang đích phải chứa từ khóa bạn target trong ads hoặc từ khóa liên quan.
  • Trang đích phải chứa thông tin khách hàng tiềm năng cần.
  • Trang đích nên có 1 phương thức liên lạc nhanh (như gọi, chat,…).
  • Trang đích cần tốc độ ổn, nội dung có cấu trúc rõ ràng.

Tips nhỏ với Google Keyword Planner:

Khi bạn search trên Google 1 cụm từ, hay gặp 1 số từ không có số liệu thống kê lượt search, lượt click. A/e hay gọi là từ khóa bóng ma (Phantom Keyword), a/e đừng bỏ qua những từ như thế này vì giá thầu của nó rất thấp nhưng người dùng search khả năng mua rất cao (tỉ lệ chuyển đổi cao), Google thường cố tình không hiện thông tin chi tiết những cụm từ này. Mình không rõ tại sao lại như vậy nhưng tham gia các diễn đàn SEO họ rất hay gặp tình trạng như thế này.

Xem video nói về Phantom Keyword:

P/s: mình chỉ biết những món cơ bản, a/e có thể chém mình thoải mái. Mình chỉ có 1 trái tim không mệt mỏi chia sẻ những gì mình biết thôi.

2. Link tải Keyword Researcher Pro – công cụ giúp nghiên cứu từ khóa ngách:

Chào các bạn, chắc a/e cũng biết Ahref, SEMRush,.. là những dịch vụ hỗ trợ a/e làm SEO tuy nhiên với cái giá cắt cổ hàng tháng thì không phải ai cũng chi trả được. Nhất là với những người dùng thông thường chỉ muốn 1 chức năng cụ thể nào đó mà cụ thể ở đây là nghiên cứu từ khóa.

Đây là hướng dẫn “thuốc” phiên bản mới nhất tính tới thời điểm 07/06/2019, và nó sẽ hoạt động cho tất cả những phiên bản mới trong tương lai miễn là Keyword Researcher Pro không thay đổi phương thức chống active.

Update ngày 28/09/2021: file mình up từ 2019 quá lâu Fshare với zippyshare họ xóa đi mình cũng không giữ file cũ nên không update cho anh em được.

Ae có thể dùng tool này tương tự và rất ngon thay thế cho Keyword Researcher Pro:

Bước #1: cài đặt chương trình như bình thường. Bạn có thể tải phiên bản mới nhất tại link bên dưới hoặc file cài ngày 06/07/2019 do mình vừa tải về up lên cho a/e.

Note: ở bước cuối nó hỏi bạn có mở ứng dụng này sau khi cài thành công không. Bạn bỏ tick rồi nhấn Finish là được. Nếu lỡ mở thì cứ tắt đi, không sao cả.

Bước #2: giải nén file ra và copy thuốc vào thư mục cài đặt Keyword Researcher Pro => chép đè vào là được.

Bước #3: mở file kwresearcherpill.exe lên. Nó yêu cầu bạn nhập email, bạn nhập email của bạn lúc nó yêu cầu tải ở trang chủ hoặc 1 email bất kỳ cũng được. Miễn sao email đó có tồn tại trên đời là được.

Bước #4: giờ đây bạn đã có bản Keyword Researcher Pro mới nhất. Nó có kêu bạn update nhưng không cần update, đơn giản vì file cài bạn đang ở bản mới nhất là được. 🙂

NOTE: các bạn dán file kwresearcherpill.exe ra Desktop để mở nó khi cần làm việc nha.

Done, chúc anh em hạnh phúc với điều này. Nếu thấy hay hãy comment, like hoặc share để nhiều người biết đến Share Ngay hơn a/e nhé!!!

5/5 - (8 bình chọn)
Bài trướcChia sẻ link tải Divi Builder kèm API Key Bản Quyền Update Lifetime
Bài tiếp theoReview Firefox sau 1 tuần sử dụng: kẻ thay thế hoàn hảo Chrome
Tui là 1 con người cả ngố đó mấy bạn, thật may tui được thằng Tín tà tưa (bạn cùng phòng) nhờ làm cái web mà nó không viết gì, tui cũng không biết viết nhưng mà bỏ phí domain tốn xiền. Share Ngay ra đời lãng xẹt z đó. Blog này tui viết hồi cuối tháng 3/2018, có thể thấy độ trẻ trâu qua từng năm của tui không hề giảm. Nói thiệt nha, tui quý mấy bạn đọc cái blog này dù cho nó có mang lại giá trị cho mấy bạn không, nhưng mà tui thực sự cảm ơn mấy bạn. Hông giống Youtube, đăng lên phát là có vài chục ngàn view, tui đăng lên 1 phát có chục view là: "Ơ, dm, sao bữa này nhiều ng đọc dị. Tui dzui. Mấy bạn comment, tui đọc. Tui dzui. Đơn giản dậy thôi". Tui quỡn lắm, lâu lâu đọc lại những gì mình viết rồi thấy trẻ trâu mà không dám sửa. Thôi cứ để nó là 1 kỷ niệm. Ờ, nói nhiều là dậy, vì tui muốn mấy bạn thoải mái nhất khi đọc những dòng này nên viết có hơi dài dòng. Đoạn giới thiệu dễ thương này dành tặng tất cả những ai yêu mến Share Ngay. Sharahero!!!
Theo dõi
Thông báo về
guest
14 người bình luận
mới nhất
cũ nhất like nhiều nhất