Microsoft đã có những đổi thay như thế nào trong 5 năm qua? Lúc đó mình vẫn đang là anh chàng sinh viên năm cuối đang cố gắng ra trường kiếm 1 công việc ổn định. Hôm nay, anh sinh viên ngày đó sẽ nói những suy nghĩ mang tính cá nhân cùng 1 tình yêu “không ổn định” với Microsoft.
Bài viết này có 3 phần chính:
- Cách mà Microsoft đã tác động tới thế giới mã nguồn mở.
- Đám mây, dịch vụ và di động.
- Những cột mốc đáng nhớ trong 5 năm của Microsoft.
I. Open Source, from Microsoft with love:
Chào mừng đến với Microsoft Open Source – 1 thế giới open source mở hơn ở hiện tại và tương lai. Tôi đang ở đây: ngày 24/1/2019, và cũng thật tình cờ, tôi cũng ở xuất phát điểm – nơi mà người ta gọi gã khổng lồ xứ Redmond là kẻ ích kỷ.
Tại sao Microsoft hồi xưa bị ghét, ích kỷ?
Rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc cộng đồng open source không thích Microsoft ra mặt. Mình tạm note 3 nguyên nhân đại khái như dưới:
- Microsoft rất ưu ái cho devs .Net, Asp nhưng lại đóng theo nhiều cách khiến việc những ngôn ngữ, nền tảng khác muốn giao tiếp với nền tảng của Microsoft rất khó khăn vì họ đóng mọi thứ, không có document, không có sample code,…
- Liên quan tới Microsoft là liên quan đến tiền, mọi thứ từ IDE cho tới môi trường chạy đều đắt đỏ,…
- Internet Explore cũng là 1 phần quan trọng, việc cập nhật chậm chạp với IE khiến trình duyệt này trở nên lỗi thời với các công nghệ mới,… không hỗ trợ rất nhiều khiến việc phát triển web tương thích với IE trở thành cơn ác mộng.
Gần 5 năm, kể từ lúc Microsoft đưa Satya Nadella lên làm CEO. Mình thích cách mà Satya Nadella quản lý, ông đưa Microsoft từ 1 gã độc tài dần dần “thay đổi tính cách”: trở nên mở hơn, đóng góp nhiều hơn, kết nối cộng đồng nhiều hơn.
Ví dụ như text editor VS Code là đứa con cưng không chỉ của Microsoft, mà còn là của cộng đồng Devs toàn thế giới. Quá trình VS Code được giới thiệu và chấp nhận không phải là dễ dàng bởi quá khứ đáng trách (mọi thứ đều đóng), khi mà Sublime Text, Atom của Github cũng đã có những chỗ đứng nhất định.
Nhưng mọi chuyện đã khác, cùng với việc mở nhiều bộ nguồn quan trọng như:
- Microsoft/MS-DOS
- dotnet/wpf
- MicrosoftEdge/MSEdge
- dotnet/winforms
- Microsoft/CNTK
- PowerShell/PowerShell
- aspnet/AspNetCore
- ……
Microsoft dần được cộng đồng mở yêu mến. Câu: “muốn được ai đó yêu bản thân mình, hãy học cách yêu họ trước” đúng với Microsoft trong trường hợp này. Từ việc yêu Ubuntu – nhân Linux là 1 hệ điều hành mã nguồn mở và tích hợp trực tiếp vào Windows cho tới việc ra mắt ASP.NET Core với ít sự phụ thuộc hơn. Microsoft bắt đầu được yêu lại từ đầu….
Nhắc đến Microsoft hôm nay, người ta đã nghĩ về 1 gã khổng lồ cởi mở hơn, đóng góp nhiều hơn. Và chắc chắn không thể kể đến TyperScript hay Visual Code, 2 repo lớn luôn nằm trong top trend hàng đầu tại Github.
II. Đám mây, dịch vụ và di động:
Dưới thời Satya Nadella, mọi sản phẩm của Microsoft trở thành dịch vụ, đám mây và ông luôn tập trung xoay quanh nền tảng di động. Có thể thấy rõ cách mà Satya Nadella đã làm bên dưới:
Về sản phẩm chủ lực Windows:
Windows dừng lại ở con số 10 và liên tục đưa ra các bản cập nhật liên tục, có thể nói gần như đưa Windows thành 1 dịch vụ. Chính xác là Microsoft đã và đang làm điều đó, từ việc thay đổi cách Windows cập nhật dễ dàng hơn, đưa ứng dụng lên Store để cập nhận các bản cập nhật nhanh hơn,… Bên dưới mình có list ra, các bạn có thể xem các tính năng mới của Windows 10:
- Darkmode, timeline, notification,…
- Sticky note dễ quản lý hơn
- Setting cải tiến nhiều hơn.
- Cortana, nhiều cửa sổ, đa màn hình,..
- ……..
Mặc dù có phốt xóa folder trong ổ C khi update hồi cuối năm 2018 (1 bản cập nhật Windows lớn) nhưng những gì Microsoft nổ lực là rất đáng khen.
Cách mà trình duyệt Edge được giới thiệu cũng như vậy, không được đón nhận và mới đây, Microsoft sẵn sàng thay đổi bằng việc sử dụng nhân Chromium thay cho Chakra (bộ engine cây nhà lá vườn) cho trình duyệt của mình.
Bên dưới là video giới thiệu Surface Studio 2 rất thú vị mới được ra mắt.
Về các dịch vụ Microsoft Azure, Office 365,…
Trả tiền theo tháng và nhận được những tính năng đặc biệt, Microsoft luôn biết cách lấy lòng người dùng bằng những trải nghiệm đã dùng là sẽ khó bỏ qua. Ngoại trừ Azure mình có chút rắc rối, Office 365 thật sự tuyệt vời với mình.
Microsoft làm app, tại sao không?
Khi mà các ông lớn hờ hững với nền tảng của Microsoft, như việc Windows Phone không có nổi 1 app Youtube từ Google (nền tảng xem video lớn nhất hành tinh), Chrome cũng không, Gmail,… cũng không nốt nhưng để xem, Microsoft làm được gì cho Android và iOS?
Hầu như mọi sản phẩm chủ lực của Microsoft đều xuất hiện trên 2 store này: bộ Office mobile, Bing Search, Outlook,… Mình chỉ dùng Microsoft Todo và Microsoft Launcher và cực kỳ thích.
Mặt trái của Microsoft:
Thật không may cho Microsoft là mình có 1 con Lumia 820 và tự hỏi cách Microsoft bỏ rơi đứa con của mình phũ như thế nào. App Messenger, Facebook thì cùi không tả nổi, các ứng dụng thì luôn cập nhật trên 2 nền tảng kia trước,… Youtube mình không nói vì trải nghiệm Youtube trên nhà phát triển thứ 3 rất tốt.
Đồng ý việc Microsoft đã rất cố gắng khi giới thiệu Universal Windows Platform hay việc mua lại Xamarin giúp các nhà phát triển xây dựng ứng dụng đa nền tảng (hoạt động trên mọi hệ điều hành). Nhưng dường như dev không quan tâm đến vấn đề này.
Tuy Microsoft tuyên bố Windows Phone chết, nhưng mình vẫn thấy mình cần được nhận gì nhiều hơn khi ủng hộ Microsoft bằng cách mua sản phẩm của họ.
III. Microsoft timeline
Cùng mình điểm qua vài sự kiện lớn ở Microsoft từ lúc Satya Nadella lên nắm CEO nhé (mình thích cách ông này điều hành, nói chuyện và thích Joe Belfiore thuyết trình):
- 04/2/2014, Satya Nadella đá đít Steve Ballmer lên làm CEO tại Microsoft.
- 04/2014, giới thiệu trợ lý ảo Cortana.
- 09/2014, giới thiệu chương trình Windows Insider để thử nghiệm trước Windows 10.
- 21/01/2015, giới thiệu kính thực tế ảo HoloLens.
- 29/07/2015, chính thức giới thiệu Windows 10 chứ không phải Windows 9 như lời đồn.
- 03/02/2016, mua lại SwiftKey – công ty sở hữu ứng dụng bàn phím nổi tiếng trên cả Android và iOS.
- 24/02/2016, mua lại Xamarin – công cụ xây dựng và phát triển ứng dụng đa nền tảng với mã native.
- 13/06/2016, mua lại LinkedIn – mạng xã hội việc làm lớn nhất thế giới với giá 26.2 tỉ đô.
- 26/10/2016, ra mắt Surface Studio và Surface Dial.
- 6/2018, Microsoft mua lại Github – dịch vụ lưu trữ mã nguồn lớn nhất hành tinh.
Microsoft đã ngủ 1 giấc dài trên chiến thắng Windows 7, nhưng hãy nhìn lại lịch sử:
- Nokia đã có thể tự cứu mình vì chậm thay đổi để rồi tiếc nuối xây dựng lại.
- Yahoo những tưởng sẽ không bao giờ bị gục ngã nay chẳng mấy ai nhắc tới.
…. họ đã có thể thay đổi ngay khi họ bắt đầu nhận ra màu hồng đang dần nhạt. Ngủ quên trên chiến thắng => câu này mình phải luôn tự nhắc nhở bản thân khi mọi thứ ổn định.
Microsoft đang làm rất tốt, và sẽ càng tốt hơn nữa khi họ nhận ra thế giới có nhiều mảng màu. Cách họ vẽ mảng màu hôm nay sẽ cho họ những bước đệm tốt hơn trong tương lai như tựa đề bài viết:
TỰ THAY ĐỔI BẢN THÂN MỖI NGÀY, BẠN SẼ THẤY ĐIỀU TÍCH CỰC NGAY TRONG CUỘC SỐNG
Chúc bạn đọc 1 ngày mới vui vẻ. Mình phải ngủ đây. :xbox