Hỏi: Sống ở châu Âu có tốt hơn ở Mỹ không?

5
953

Lâu rồi không viết bài mới, nhân dịp Share Ngay đạt cột mốc 1.000 rank Việt Nam (giờ tụt cmnr); mình chia sẻ a/e 1 bài viết rất hay mình đọc được trên Quora Việt Nam.

Cảm ơn các bạn đã ủng hộ cái site bé xíu này 🙂

Câu hỏi được đăng tải trên Quora và nhận được khá nhiều câu trả lời thú vị, Kat Nguyen đã chọn câu trả lời hay nhất từ Steve Paul, sống ở NJ, CA, MD &NY – người đã đến thăm hơn 50 nước và có hơn 10 chuyến đi tới Ấn Độ. Chắc hẳn kinh nghiệm đầy mình rồi đây, nào cùng mình khám phá nhé!

Tôi đã làm việc cùng và quản lý một đội ngũ những người châu Âu suốt hơn 30 năm qua. Đây là những điều tôi học được:

  • Đồng nghiệp châu Âu của tôi rất có năng lực, và sẽ làm việc chăm chỉ suốt nhiều giờ làm việc.
  • Giờ nghỉ uống cà phê, bọn họ sẽ hoàn toàn nghỉ ngơi.
  • Thời gian cá nhân là thời gian cá nhân. Đừng có yêu cầu họ phải làm thêm vào cuối tuần hay tăng ca buổi tối. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy học lại điều trên. Tôi từng phạm sai lầm rất Mỹ này.
  • Công việc và đời sống cá nhân khác nhau rõ ràng. Đừng lẫn lộn cả hai.
  • Kỳ nghỉ dài 4, 5 hay đôi khi 6 tuần hoàn toàn bình thường ở châu Âu. Trong kỳ nghỉ, mọi người sẽ “không liên lạc được”.
  • Có rất nhiều luật, quy định bảo vệ người lao động. Trái với Mỹ, châu Âu không sẵn lòng thuê thêm nhân viên mới. Mỹ tuyển dụng dễ dàng, sa thải cũng dễ dàng. Châu Âu tuyển dụng thận trọng, sa thải khó khăn. Chẳng thể nào thỏa mãn cả hai yếu tố được đâu.
  • Thời gian kinh doanh ở châu Âu bị giới hạn, còn ở Mỹ nhiều mặt hàng gần như đều được phục vụ 24/7.
  • So với Mỹ, người châu Âu coi trọng chất lượng hơn là số lượng. Đặc biệt là với đồ ăn.
  • Người châu Âu sẽ chờ xếp hàng để được chăm sóc sức khỏe gần như miễn phí; người Mỹ không muốn mất thời gian với những thủ tục hay chế độ chăm sóc sức khỏe nhiều hạn chế, vì thế họ từ chối y tế công cộng. Điều này có lẽ đang dần dần thay đổi.
  • Bán lẻ kiểu Mỹ không có hiệu quả ở châu Âu. Giả dụ như, bán hàng dưới mức giá niêm yết để hút khách thường bị coi là bất hợp pháp.
  • Người châu Âu không quen chuyển nhà vì công việc. Người Mỹ gần như di chuyển suốt, mua nhà rồi bán nhà dễ dàng như mua bán xe cộ vậy. Tôi biết có người đã chuyển nhà 8 – 10 lần đi khắp nơi trên nước Mỹ. Cuối cùng khi đã nghỉ hưu họ lại chuyển về gần con cháu.
  • Người Mỹ sẽ mời bạn tới nhà ăn barbecue khi họ quen biết bạn; người châu Âu sẽ mời bạn tới một quán bar hay nhà hàng ưa thích, chứ không mời bạn tới nhà.
  • Giao thông liên tỉnh bằng tàu hỏa ở châu Âu khá thuận tiện, hoạt động tốt, ô tô không cần thiết lắm, nhưng ở Mỹ việc đó không thực tế, chỉ trừ vài ngoại lệ ở hành lang Đông Tây.
  • Các quy định lao động ở xã hội nào cũng là cần thiết, đặc biệt là về an toàn lao động. Người châu Âu sẵn sàng chấp thuận những quy định đó và thường chào đón chúng. Các quy định lao động ở Mỹ thoải mái hơn chút, người Mỹ chấp nhận chúng, kháng cự lại việc bổ sung những hạn chế khác vào giờ làm việc. Các điều khoản pháp luật về Quyền lao động đã được mở rộng nhiều hơn ở Mỹ trong thập kỷ vừa qua.

∴ ∴ ◊ Câu chuyện văn hóa có thật số 1 (*_*) ◊ ∴ ∴

…. Tôi từng gọi món ở một nhà hàng ở Hà Lan và yêu cầu họ phải nấu theo cách thức tôi mong muốn. Nhân viên phục vụ quay lại ngay với một tin nhắn từ đầu bếp: “Đầu bếp không đánh giá cao việc bị dạy cho phải nấu ăn thế nào.” Đừng bao giờ tranh cãi với bất kỳ ai nấu ăn cho bạn. Đáp án này không thể có ở Mỹ.

∴ ∴ ◊ Câu chuyện văn hóa có thật số 2 (>.<) ◊ ∴ ∴

…. Tôi từng hỏi một cửa hàng sandwich ở Bỉ, bằng giọng trung, rằng có gì ở trong sandwich đặc biệt vậy. Người ta bảo tôi rằng “ông có thể tự mình đọc tên các thành phần”. Thêm một đáp án không xảy ra ở Mỹ.

∴ ∴ ◊ Câu chuyện văn hóa có thật số 3 (đã bổ sung) ◊ ∴ ∴

…. Tôi lên một chiếc taxi ở Utrecht, Hà Lan. Tài xế có hai đồng hồ đo cây số trong xe. Một cái rõ ràng là đồng hồ tính giá tiền. Tôi cảm thấy bối rối về đồng hồ thứ hai và hỏi xem đó là gì. Tài xế giải thích: “Tôi phải nghỉ ngơi theo lịch trình. Cái đồng hồ đó đo thời gian làm việc của tôi. Tôi không thể làm việc nhiều hơn 35 giờ mỗi tuần nếu không sẽ bị sa thải.” Nghe vậy tôi đáp lời, hơi shock một chút: “Nếu anh tới Mỹ làm việc, chúng tôi sẽ để anh làm bao nhiêu tiếng tùy anh.”

Ngành dịch vụ ở châu Âu rất khác so với Mỹ. Mỗi chuyến đi tới châu Âu, tôi lại học thêm được một điều mới mẻ. Việc sử dụng lao động có nhiều điều khoản quy định hơn, ngược lại ở Mỹ tuy cũng có các quy định nhưng lại không nhiều bằng.

Người Mỹ coi trọng Nền kinh tế hơn là Chất lượng cuộc sống; người châu Âu lại đề cao chất lượng cuộc sống hơn.

Nguồn: Quora. Translated by Kat Nguyen

5/5 - (3 bình chọn)
Bài trướcThủ thuật tạo Tin Nhắn Giả Mạo kiếm 35 triệu / 1 ngày
Bài tiếp theoTản mạn các loại thẻ Ngân Hàng qua trải nghiệm thực tế tại Việt Nam?
Tui là 1 con người cả ngố đó mấy bạn, thật may tui được thằng Tín tà tưa (bạn cùng phòng) nhờ làm cái web mà nó không viết gì, tui cũng không biết viết nhưng mà bỏ phí domain tốn xiền. Share Ngay ra đời lãng xẹt z đó. Blog này tui viết hồi cuối tháng 3/2018, có thể thấy độ trẻ trâu qua từng năm của tui không hề giảm. Nói thiệt nha, tui quý mấy bạn đọc cái blog này dù cho nó có mang lại giá trị cho mấy bạn không, nhưng mà tui thực sự cảm ơn mấy bạn. Hông giống Youtube, đăng lên phát là có vài chục ngàn view, tui đăng lên 1 phát có chục view là: "Ơ, dm, sao bữa này nhiều ng đọc dị. Tui dzui. Mấy bạn comment, tui đọc. Tui dzui. Đơn giản dậy thôi". Tui quỡn lắm, lâu lâu đọc lại những gì mình viết rồi thấy trẻ trâu mà không dám sửa. Thôi cứ để nó là 1 kỷ niệm. Ờ, nói nhiều là dậy, vì tui muốn mấy bạn thoải mái nhất khi đọc những dòng này nên viết có hơi dài dòng. Đoạn giới thiệu dễ thương này dành tặng tất cả những ai yêu mến Share Ngay. Sharahero!!!
Theo dõi
Thông báo về
guest
5 người bình luận
mới nhất
cũ nhất like nhiều nhất