Trên chiếc TV Sony năm 2009 có dòng chữ “Made in China”. Nhưng không phải như thế. Nhìn vào cấu tạo, và bạn sẽ thấy rằng hầu hết các bộ phận đến từ các công ty không phải của Trung Quốc.
Giờ đây, một trong những TV bán chạy nhất là một thương hiệu Trung Quốc với các bộ phận Trung Quốc.
Trung Quốc đang sản xuất các sản phẩm phức tạp hơn với tốc độ chóng mặt và quy mô chưa từng có, chuyển mình thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Bây giờ họ có một kế hoạch đầy tham vọng để tiến xa hơn, bằng cách cố gắng từ bỏ trật tự kinh tế truyền thống và tạo ra một cường quốc toàn cầu có thể kiểm soát các quy tắc thương mại.
Đây không chỉ là về sức mạnh tăng trưởng. Nó cũng nói về an ninh quốc gia và chính sách tự túc.
Trung Quốc muốn xây dựng các nhà vô địch “cây nhà lá vườn” trong các ngành công nghiệp tiên tiến, cạnh tranh với những người khổng lồ phương Tây như Apple và Qualcomm. Trong khi Trung Quốc còn một chặng đường dài để đi, Đảng Cộng sản đang tập trung toàn bộ nền tài chính và buộc các nước khác phải chơi phòng thủ.
Để làm như vậy, Trung Quốc đang đặt ra một mô hình sản xuất mới…. Hãy nhìn xem!
Sách giáo khoa kinh tế đặt ra một quỹ đạo chung cho các quốc gia đang phát triển. Đầu tiên họ làm giày, sau đó là thép. Tiếp theo họ chuyển sang ô tô, máy tính và điện thoại di động. Cuối cùng, các nền kinh tế tiên tiến nhất sản xuất các chất bán dẫn và tự động hóa. Khi họ phát triển lên dần các bậc thang sản xuất, họ bỏ lại những hàng hóa rẻ hơn.
Đó là những gì Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã làm. Nhưng Trung Quốc đang thách thức các chênh lệch kinh tế bằng cách cố gắng sản xuất tất cả.
Hãy nhìn vào sự phát triển của hàng hóa Trung Quốc bán cho phần còn lại của thế giới. Khi họ thúc đẩy sản xuất động cơ vào năm 2000, Trung Quốc đã rất giỏi trong việc sản xuất các sản phẩm cơ bản như đồ chơi và ô.
Vào năm 2016, Trung Quốc đã chuyển sang các mặt hàng đắt tiền hơn như điện thoại di động và máy tính, trong khi vẫn sản xuất nhiều hàng hóa rẻ hơn.
Nguồn 2 ảnh trên từ: Cơ sở dữ liệu Comtrade của Liên Hợp Quốc
Nêu 2 bức ảnh để các bạn thấy rõ sự chuyển dịch các ngành hàng (công nghiệp, thực phẩm, công nghệ,…) đều phát triển đều và tăng trường ở những ngành hàng có giá trị cao.
Giai đoạn tiếp theo, bao gồm các sản phẩm có giá trị nhất trên thế giới, sẽ khó khăn hơn. Trung Quốc không thể tạo ra những con chip nhỏ và nhanh như Hoa Kỳ. Xe của họ chủ yếu được bán trong nội địa. Năng lực sản xuất của họ được xây dựng trên nền tảng của kỹ thuật và chuyên môn từ phương Tây.
Cả Apple iPhone và Huawei Mate 10 đều được lắp ráp tại các nhà máy Trung Quốc. Cả hai đều dựa vào các vật liệu từ bên ngoài Trung Quốc.
Công nghệ phức tạp và đắt tiền nhất trong điện thoại Huawei: bo mạch chủ, có bộ xử lý Trung Quốc, nhưng nó chủ yếu bao gồm các chip từ các công ty Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Bảng mạch 2,8 inch chiếm 52% chi phí điện thoại, theo dữ liệu từ TechInsights.
Lưu ý: ở hình minh họa trên cho thấy quốc tịch của các nhà sản xuất nhưng một số thành phần có thể được sản xuất tại các cơ sở của Trung Quốc. | Nguồn: TechInsights
Nhiều công ty trong số này tiên tiến đến mức họ thậm chí không sản xuất chip. Thay vào đó, họ gửi các thiết kế phức tạp của họ đến các xưởng đúc ở châu Á để sản xuất. Nhưng ngay cả trong bước sản xuất này, hầu hết các công ty ở Trung Quốc đều không đủ tiêu chuẩn.
Trừ khi Trung Quốc có thể bắt kịp, họ vẫn dễ bị tác động. Một trong những công ty viễn thông lớn nhất của Trung Quốc, ZTE, gần như đã phá sản khi bị cấm mua các bộ phận của Mỹ; Chủ tịch Tập Cận Bình đã đích thân yêu cầu gỡ bỏ cấm vận của Tổng thống Trump – và đã thành công.
Trung Quốc nhanh chóng nhận ra họ có vấn đề. Họ đã thích ứng bằng cách đầu tư mạnh vào ô tô điện, chất bán dẫn và công nghệ di động, một phần của chính sách công nghiệp.
Hãy nhìn vào Xiaomi với mạng lưới sản phẩm chằng chịt đi đến từng ngóc ngách trong ngôi nhà bạn, hay “cây nhà lá vườn” Kirin được so sánh với Snapdragon của Qualcomm (công ty bán dẫn hàng đầu tại Mỹ) hay MediaTek phủ sóng rất nhiều thiết bị. Chỉ với 1 góc nhìn công nghệ phổ thông, bạn đã hầu như mường tượng ra sức ảnh hưởng của Trung Quốc chỉ trên phương diện công nghệ.
Và cuộc chiến thương mại cũng đã khiến quyết định của Trung Quốc trở nên cứng nhắc. “Kết quả ban đầu của cuộc chiến thương mại dường như đã khiến Trung Quốc trở nên yếu hơn”, một giáo sư kinh tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh. “Tuy nhiên, chính vị trí kẻ yếu này đã thức tỉnh Trung Quốc, buộc chúng tôi phải thay đổi cách tiếp cận”.
Trung Quốc đã là 1 con rồng tỉnh giấc như lời Napoleon tiên đoán. Nhưng nó tỉnh giấc trong thời của những con rồng mạnh khác. Liệu chúng ta, mỗi 1 cá nhân có thể học hỏi, tiếp thu phần nào đó những gì thế giới đã trải qua để đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu?
Hay nói đúng hơn là ta chơi lầy, học cách mà Trung Hoa đang làm: bắt chước và sáng tạo – học tiếng mèo kêu và đưa những tinh hoa Thuần Việt sáng tạo vào. Mỗi cá nhân là 1 mầm sống cho nước nhà, Việt Nam trong Tôi <3.
Là 1 người Việt Nam, bạn có quan điểm như thế nào sau khi đọc bài viết này?
Cảm ơn HippoXD đã dịch bài viết này 🙂