Bài này khá là hay nha a/e, dưới góc nhìn 1 nhân viên quèn có kinh nghiệm 3 năm làm công ăn lương mình đọc thấy thấm từng câu từng chữ.
Một câu chuyện thực nói về những con số, khoản đầu tư, sự khủng hoảng, lừa bạt, thị trường, bong bóng vỡ, sự tụt dốc và đòn gánh hiệu quả nào đưa công ty sống sót trở lại? Nếu bạn chưa từng làm trong môi trường doanh nghiệp, không sao cả. Bài viết này dành cho tất cả mọi người, khi đọc hết bài viết này bạn sẽ thấy nó không đơn giản là 1 bài học!
Được đăng tải trên Quora Việt Nam do bạn Vũ Cường dịch, mình thấy bài dịch nuột vler nên hỏi Cường chia sẻ lên Share Ngay để a/e đồng chí cùng đọc (kế hoạch 1 ngày 1 bài của mình đang tạm ổn) vì mình không thể có quá nhiều thời gian để viết tút cũng như dịch bài.
Okay, LET GO!!!
Điểm qua 1 chút về thông tin câu hỏi cũng như người trả lời:
- Q: Bài học lớn nhất bạn học được từ môi trường doanh nghiệp là gì?
- A: Ian Mathews, Giám Đốc Cấp Cao tại hai Công ty Fortune 500 (1999-nay)
- L: 2200 word
Tôi đã từng chứng kiến hàng ngàn công ty trầm mình xuống vực sâu rồi. Từng công ty một vui vẻ xếp hàng và đi theo nhau một cách mù quáng. Con đường họ đã chọn nguy hiểm tới mức giờ nhìn lại thì chuyện có vẻ khá nực cười.
Vào năm 2004, tôi đảm nhiệm vai trò quản lý cho một công ty xây nhà ở. Tôi chịu trách nhiệm cho một đơn vị hạch toán lợi nhuận (profit center) và lúc đó chưa từng có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này trước khi đồng ý nhận chức.
Thị trường nhà ở đã quá sôi động rồi, và thách thức của tôi lúc đó thật cấp bách biết chừng nào. Mỗi ngày khi đến văn phòng, tôi có ba mục tiêu cơ bản.
- 1. Tuyển dụng
- 2. Tuyển dụng
- 3. Đừng có quên mục tiêu số 1 và 2 =))
Chúng tôi không thể tuyển đủ những con người tài năng một cách nhanh chóng để đáp ứng được nhu cầu vì mọi người đều đã phát cuồng lên rồi. Bong bóng đã bắt đầu phồng lên.
Nhu cầu nhà ở tại Mỹ và hầu hết các quốc gia bị chi phối bởi nền kinh tế cùng các khoản nợ. Nền kinh tế cực kỳ sôi động vào năm 2004 cũng như những ngày hôm nay vậy. Chuyện cho vay còn sôi động hơn nữa.
Vậy những người khác đang làm gì lúc đó?
Khi giá cả tăng lên, những người cho vay gần như chẳng thể nào bị vỡ nợ được. Nếu một người vay tiền gặp khó khăn khi trả nợ, họ có thể bán tài sản của mình với giá cao hoặc vay một khoản khác bằng cổ phần trong tài sản của mình.
Những thị trường tăng trưởng có khả năng sinh lời cao tạo ra nhiều sự cạnh tranh và vào năm 2005 và 2006, mọi người muốn chơi bất động sản hơn.
Các tài xế taxi cũng mua và bán lại nhiều ngôi nhà khác nhau. Ai cũng muốn trở thành người cho vay với lãi suất cao mà lại chỉ phải chịu rủi ro thấp.
Trong một đợt suy thoái nào đó, những người cho vay không có kinh nghiệm còn tung ra những chương trình nực cười để thu hút người vay mới.
Khi những người chơi nhỏ lẻ này bắt đầu đụng chạm tới thị phần của những ngân hàng lớn và thậm chí là cả Fannie Mae, họ đã bỏ qua những dữ liệu tích trữ trong mấy chục năm trời và ném những tiêu chuẩn bảo hiểm của mình ra ngoài cửa sổ.
- Tiền trả trước giảm từ 20% xuống 10% và rồi là 3% sau đó thành con số không.
- Yêu cầu điểm tín dụng giảm từ 640, 600 xuống 560 và rồi là không yêu cầu nữa.
- Những người vay tiền từ việc phải đưa ra các văn bản chứng minh thu nhập, tài sản và cả nghề nghiệp tới chỗ chỉ trình ra vài văn bản và rồi chẳng có giấy tờ gì hết.
Khỉ thấy sao thì làm vậy thôi (Monkey See, Monkey Do) => câu này hay vler. :v
Những thay đổi ấy xảy ra theo từng giai đoạn một. Chỉ cần một thay đổi rất nhỏ nào đó thôi và cả thị trường nhanh chóng sao chép một cách y hệt luôn.
Tuần kế tiếp, một người cho vay mới sẽ lại thay đổi thêm một chút để có chút lợi thế về marketing. Thị trường sẽ nhanh chóng điều chỉnh theo.
Trong vòng 18 tháng, các tiêu chuẩn cho vay từ chỗ bình thường đã biến thành những thứ cực kỳ sai lầm.
Bạn có thể hình dung ra khung cảnh trước một trong những ngân hàng đó:
Ăn Cứt Đi. Hai mươi tỷ con ruồi không thể nào nhầm lẫn được đâu.
Những nhân viên chào hàng đứng ngập trong các văn phòng của chúng tôi, hứa hẹn rằng bất kỳ ai cũng có thể vay từ công ty của họ được. Và họ không nói dối đâu.
Cơn Cuồng Loạn Của Từng Người
Đối với tôi, sự cuồng loạn đã có được một hình hài riêng khi tôi dính líu vào một khách hàng hồi cuối năm 2006.
Ông ta đã mua một căn nhà trị giá 700.000$ với ý định bán lại để kiếm lời. Hôm đó được dự tính là ngày chốt giao dịch, nhưng một giấy chứng minh việc làm nào đó đã nói rằng ông ta mới mất việc.
Điều này gây ra một trở ngại rất lớn khi bạn đang xin một khoản vay tạo ra một khoản phải trả hàng tháng lên tới 6500$. Càng vô lý hơn khi đây là khoản thế chấp thứ hai của bạn.
Trong một thế giới bình thường thì, cả hai bên đều chịu xui thôi mà. Bên xây dựng lại phải tiếp thị cho tài sản đó, có lẽ hơi thiệt hại chút xíu. Người vay lại được giải thoát khỏi một gánh nặng khác và có thể tập trung tìm kiếm việc làm.
Song đây không phải là một thế giới bình thường.
Ông ta bị trúng phong. Làm thế nào để chúng tôi không cho ông vay bây giờ? Đó chỉ là một giai đoạn ngắn trong sự nghiệp của ông ấy mà thôi, và ông có thể dễ dàng tìm kiếm một công việc khác cơ mà.
Thêm vào đó, ông ta muốn bán lại tài sản đó. Chúng tôi đã xây dựng ngôi nhà đó trong vòng sáu tháng trời đấy. Trong khoảng thời gian đó, giá niêm yết của chúng tôi đã tăng thêm 50.000$ rồi. Ông ta nhận được một món hời ngay lập tức.
Ông đòi nói chuyện với quản lý.
Tôi lắng nghe câu chuyện của ông và gọi người quản lý bảo hiểm của chúng tôi. Không bỏ sót một chi tiết nào, ông nói rằng chúng tôi có thể chuyển một sản phẩm khác cho ông.
“Các anh chưa nghe thấy tôi nói gì à? Ông ta không có việc làm.”
“Vâng. Chúng ta đã có chương trình giải quyết điều đó rồi. Không có xác nhận thu nhập, tài sản hay nghề nghiệp gì.”
Thế giới đã tạo ra được thuật ngữ để chỉ những kẻ vớ vẩn như vầy – khoản vay NINJA. Tôi thấy thật vô lý.
Chương trình đó hơi đắt đỏ hơn khi tính toán tới các rủi ro. Khách hàng trả thêm khoản phí là 1% của số tiền 7000$ và vay được tiền vào tối hôm đó.
Câu Chuyện Có Sức Mạnh Hơn Là Dữ Liệu Nhé
Ngay lập tức người vay đó rao ngôi nhà và bán được nó vào 30 ngày sau. Ông chỉ phải trả thế chấp một lần trước khi đòi hỏi lợi nhuận của mình.
Tôi không thể ngưng nghĩ về việc chuyện gì sẽ xảy ra nếu như giá bán tụt xuống. Tôi xem hồ sơ tồn đọng của những ngôi nhà đang được thi công trong khu vực đó và đã bị sốc thực sự.
28 trong số 30 ngôi nhà đang xây đã được bán cho các nhà đầu tư thông qua các chương trình thế chấp tương tự.
Tôi chia sẻ câu chuyện đó với CEO và Giám đốc công ty thế chấp của mình vào tuần sau. Cũng như tôi, vị CEO đó thực sự sốc khi biết tới sự tồn tại của chương trình thế chấp đó. Ông cũng rất sốc khi biết 95% số người mua trong khu vực đó có câu chuyện giống hệt nhau.
Ông yêu cầu nhân viên phân tích tài chính của mình nghiên cứu thêm và thấy rằng các con số không được đẹp đẽ cho lắm. Gần 25% nhà đang được xây của công ty chúng tôi đều gắn với những sản phẩm thế chấp cận biên kiểu này. Không phải tất cả đều là khoản vay NINJA, nhưng chúng tôi chỉ có những khoản vay tín dụng thứ cấp, các khoản vay không yêu cầu văn bản, không có khoản trả trước nào, vv.
Giám đốc thế chấp của chúng tôi là một người kỳ cựu trong ngành cho vay, và khi tìm hiểu vấn đề, ông đã nhận biết được chuyện gì đang diễn ra đằng sau.
Ba năm trước khi cuộc khủng hoảng diễn ra, ông đã dự đoán được rằng mọi thứ sẽ tệ đến mức nào. Ông đề nghị với CEO rằng chúng tôi nên ngừng bán những ngôi nhà theo những chương trình này ngay lập tức.
“Những công ty này sắp chết chắc rồi.”
Họ đã đưa ra một quyết định khiến tôi ấn tượng tới tận giờ phút này – mười năm sau đó.
Hi Sinh Trước Mắt Vì Lâu Dài
CEO của chúng tôi đã triệu tập tất cả các giám đốc và vượt qua được rủi ro mà công ty đang phải hứng chịu. Ông chia sẻ những thông tin khiến mọi người sửng sốt và rồi sau đó dập tắt những nguy cơ.
Công ty chúng tôi sẽ chốt giao dịch với bất kỳ ngôi nhà nào còn đang xây dở với những chương trình thế chấp đó nhưng sẽ không bán thêm ngôi nhà nào theo chương trình đó nữa.
Một vài giám đốc đã bắt đầu phát cuồng lên rồi.
- Họ biết rằng điều này đồng nghĩa với việc tiền thưởng cuối năm cho cả nhóm họ đã bay qua cửa sổ rồi.
- Nhiều khu vực sẽ sụp đổ vì chúng được mua lại và định giá để khớp với những mức thế chấp điên rồ.
- Nhân viên bán hàng sẽ bỏ mặc công ty đối mặt với các đối thủ cạnh tranh với những chương trình mà giờ đây họ không thể sử dụng được nữa.
Tất cả những chuyện đó xảy ra chỉ trong một năm tiếp theo.
- Doanh số bán hàng giảm mạnh khi chúng tôi ngưng bán cho các nhà đầu cơ chỉ thích mua và bán nhà một cách nhanh chóng để có được lợi nhuận sớm.
- Các nhân viên bán hàng bỏ đi. Họ tham gia vào những công ty xây dựng vẫn đang đẩy mạnh các chương trình ấy.
- Phần lớn các giám đốc trong công ty đều đã mất thưởng và chúng tôi mất đi những con người tài giỏi, những người cảm thấy bức bối vì quyết định đó. Họ được các đối thủ của chúng tôi tuyển lại, những công ty đưa ra nhiều quyển lợi cũng như mức thưởng hơn.
- Cổ phiếu của chúng tôi tụt mạnh từ 900$ xuống còn 400$.
- Chúng tôi còn phải cắt giảm nhân viên vì không thể hoạt động trên nhiều khu vực của mình nữa. Đó là một khoảng thời gian cực kỳ khốn khó vì nhiều người coi rằng chuyện này là tự nguyện mà.
Chúng tôi chốt giao dịch cho phần lớn những ngôi nhà còn đang dang dở trong khi vẫn còn kế hoạch thực hiện tiếp đó. Tháng nào, rủi ro của chúng tôi cũng thấp hơn và sổ sách kế toán trông có vẻ sáng sủa hơn.
Các đối thủ của chúng tôi không được may mắn như vậy.
Trời Sập (The Shit Hits The Fan)
Các ngân hàng bắt đầu thông báo về những vấn đề lớn lao.
Ngay khi các chương trình xuất hiện, họ bắt đầu lủi mất. Thực sự là càng ngày càng lủi nhanh đó.
Thị trường bắt buộc các đối thủ phải làm những gì mà chúng tôi đã làm hai năm về trước, song lại có khác biệt lớn đấy.
Khi chúng tôi quyết định ngưng bán theo các chương trình đó cho khách hàng mới, chúng tôi vẫn có thể sử dụng những tài sản thế chấp để tôn trọng cam kết đối với các khách hàng về những ngôi nhà còn đang được xây dựng.
Giờ đây, các công ty xây dựng có hàng trăm triệu đô la trong các ngôi nhà còn đang xây dở mà chẳng có cách nào lấy lại được tiền nữa. Khách hàng của họ chẳng có cách nào để chứng minh mình đủ tư cách sở hữu ngôi nhà.
Họ xây hàng ngàn ngôi nhà mà chẳng hề có người mua.
Giá cả hạ xuống tận 40-70% tùy thuộc vào thị trường và hàng ngàn công ty xây dựng nhỏ đã phá sản. Ngay cả những công ty xây dựng lớn cũng trải qua khó khăn và chẳng có chút khả quan nào.
Khi mọi chuyện tạm lắng xuống, chúng tôi đang đi đầu cuộc chơi và bắt đầu chủ động tấn công. Chúng tôi đã phải chịu những cú đau để tái tổ chức và có thể tạo ra được lợi nhuận khi đợt suy thoái lớn ập đến.
Khi giá đất giảm xuống, chúng tôi thường là nhà thầu duy nhất cho những khu vực mới.
Trong vòng mười năm tới, giá cổ phiếu của chúng tôi tăng từ 400$ lên 3.700$.
Trong khi tất cả các công ty ngành này nối đuôi nhau trầm mình xuống vực sâu, các giám đốc của chúng tôi quyết định bước sang một bên và ngắm nhìn.
Đó là một trong những hành động thông minh nhất tôi từng được chứng kiến trong doanh nghiệp và là một bài học mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên.