10 truyền thuyết sai lầm về nữ hoàng Ai Cập Cleopatra

2
2148

Ai Cập là lẽ là 1 trong những quốc gia “kỳ bí” nhất thời cổ đại với nhiều hầm mỏ, các Kim Tự Tháp được xây dựng bởi những Pharaon đầy quyền lực cạnh bờ dòng sông Nile dài lạnh lẽo. Tuy nhiên nổi tiếng không kém đó là hoàng hậu Ai Cập Cleopatra với nhiều điều bí ẩn xoay quanh bà. Liệu Cleopatra có thực sự xinh đẹp, có ma lực thu hút đàn ông khác giới,… biết bao câu chuyện thêu dệt nên tuy nhiên phải công nhận 1 điều rằng: Cleopatra là 1 trong những người phụ nữ quyền lực nhất Ai Cập cổ đại.

Hãy cùng Share Ngay khám phá những truyền thuyết sai lầm về nữ hoàng Cleopatra nhé!

1. Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra đã lựa chọn làm người Ai Cập?

Nữ hoàng vĩ đại của sông Nile, Cleopatra vốn không phải là người Ai Cập, nhưng trái tim bà luôn hướng về Ai Cập hơn bất kỳ người Ai Cập nào ngoài kia. Cleopatra thật ra là hậu duệ của một triều đại người Hy Lạp gốc Macedonia với vị vua đầu tiên là Ptolemy I, người trung úy đáng tin cậy nhất của Alexander Đại đế. Triều đại này cai trị Ai Cập từ năm 323 đến năm 30 trước Công nguyên. Mặc dù hầu hết những người người đứng đầu Ai Cập lúc bây giờ vẫn là người Hy Lạp trong tư tưởng và văn hóa, vị nữ hoàng trẻ này lại khác. Lúc còn trẻ, Cleopatra luôn say mê tìm tòi, nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa Ai Cập (có lẽ trong lòng bà biết rằng đó là định mệnh của mình để trở thành người cai trị Ai Cập). Trong gần 300 năm họ cai trị đất nước, bà là người duy nhất thực sự học ngôn ngữ Ai Cập khi không ai trong gia đình nỗ lực để làm như vậy. Mặc dù bà sinh ra không phải là người Ai Cập, nhưng nhờ sự tìm hiểu về các vị thần, văn hóa Ai Cập và sự nhạy cảm sắc tộc khiến bà trở thành nữ hoàng đồng cảm nhất với nhân dân Ai Cập. Cách bà thể hiện hình ảnh bản thân như là một nữ thần và con trai Caesarion là một vị thần trẻ, đã giúp Cleopatra nhận được sư kính nể đối với người dân Ai Cập và dường như họ thực sự yêu vị nữ hoàng mang đến cho họ sự thịnh vượng và an toàn. Thật đáng tiếc khi bà là Pharaoh có tầm ảnh hưởng cuối cùng của Ai Cập!

2. Cleopatra không phải là một nữ hoàng dâm đãng:

Lịch sử sau này của nữ hoàng Ai Cập phần lớn đều được tô vẽ bởi người La Mã, kẻ thù của bà, và họ đều cho rằng Cleopatra là một người dâm đãng, nhưng hầu như tất cả các nhà sử học đều nhất trí rằng điều này hoàn toàn không đúng. Trên thực tế, mặc dù Cleopatra đã kết hôn hai lần trước khi có liên hệ với người La Mã, bà dường như chỉ lên giường với hai người đàn ông. Cả hai đều là mối quan hệ chính thống, với Julius Caesar, và Mark Antony, cả hai cuộc hôn nhân đều mang tính chính trị hơn là cảm xúc thực sự. Cho dù một hoặc cả hai mối tình có lẽ đã tiến triển thành tình cảm đôi lứa (ít nhất là với Antony, ông dường như thực sự yêu nữ hoàng một cách chân thành), điều này vẫn còn gây tranh cãi. Suốt một thời gian dài, vị nữ hoàng vĩ đại đã bị coi là một con đĩ bởi rất nhiều người. Hiện nay các nhà sử học đang cô gắng minh oan cho bà với những bằng chứng tài liệu thực tế cũng như bằng chứng khảo cổ học.

3. Cleopatra được giáo dục đầy đủ không như hầu hết phụ nữ thời ấy:

Mặc dù Cleopatra lên ngôi ở tuổi 17, nhưng những thiếu sót trong kinh nghiệm đều được bù đắp bằng giáo dục và kỹ năng. Được sinh ra trong dòng họ Ptolemy (có truyền thống coi trọng giáo dục), Cleopatra rất được gia đình chú trọng vào việc học, về ngôn ngữ, khoa học, và thậm chí cả chiến lược chiến tranh. Đối với một người còn quá trẻ, lịch sử cho thấy Cleopatra đủ sắc bén và thông minh để tiếp thu tất cả kiến thức khi còn rất nhỏ và thực hiện sứ mệnh của mình như là người cai trị của Ai Cập.

Cleopatra đảm bảo rằng tất cả những người phụ nữ trong vương quốc của mình đều có quyền, không giống như nhiều vương quốc vĩ đại khác cùng thời, bà đảm bảo rằng việc thu thuế và phân phối lại vào nền kinh tế cũng được cân nhắc kỹ, nếu không công bằng và minh bạch, và bà đã thúc đẩy mạnh mẽ thương mại và giáo dục. Tất cả những thành tựu này được thực hiện bởi một người phụ nữ sắc sảo, có học thức và mạnh mẽ, người đơn giản không thể bị hạ bệ bởi những thông tin sai lệch đã đi vào lịch sử.

4. Cleopatra đẹp theo cách riêng của bà:

Nhiều nhà Ai Cập học đã phủ nhận toàn bộ những truyền thuyết về sắc đẹp của Cleopatra bởi những người La Mã, khi họ xây dựng hình tượng vị nữ hoàng như một người phụ nữ đẹp tuyệt trần, người có khả năng quyến rũ hai trong số những người đàn ông quyền lực nhất thời bấy giờ – Julius Caesar và Mark Antony! Sự thật về sắc đẹp của nữ hoàng được thể hiện trên những đồng xu từ thời ấy mang hình ảnh một khuôn mặt có chiếc cằm nhọn, mũi dài và biểu cảm cáu kỉnh, hầu như không trùng khớp với tiêu chuẩn vẻ đẹp hiện đại. Nếu bạn tin vào sự thật rằng vẻ đẹp nằm trong đôi mắt của kẻ si tình, bạn sẽ hiểu rằng Cleopatra đẹp tuyệt vời theo tiêu chuẩn của thời bấy giờ.

Nghệ thuật quyến rũ của nữ hoàng Ai Cập

Bà chắc chắn là một nhà tư tưởng chính trị sắc bén, chiến lược gia thông minh và một nữ hoàng được giáo dục tốt. Những tài liệu từ Ai Cập mô tả Cleopatra là “người đã nâng cao địa vị cho các học giả và rất thích bàn bạc cùng họ”. Là một người thích trò chuyện, bà có thể dễ dàng hòa nhập, ngay cả với những người có học thức cao. Với tất cả những đức tính này, mặc dù chắc chắn không liên quan đến các thước đo vẻ đẹp truyền thống, dường như lại khiến cho nữ hoàng trở nên mê hoặc hơn bao giờ hết, nếu bạn hỏi những người đàn ông đã ngã dưới chân Cleopatra.

5. Cleopatra là một chiến lược gia và chính trị gia:

Không phải ai cũng hay nói điều này, nhưng nhiều người thậm chí còn xem Cleopatra như một người sử dụng tình dục thay vì đầu óc để cai trị một vương quốc vĩ đại. Thật không may, điều đó chắc chắn là không đúng sự thật. Đối với những lần nữ hoàng sử dụng tình dục để đạt được mục đích có lợi bản thân hay cho vương quốc của mình, người ta có thể dễ dàng thấy đó là một chiến lược được cân nhắc kỹ lưỡng và rõ ràng có hiệu quả! Đã có nhiều trường hợp mà Cleopatra đã thể hiện năng lực vô song với tư cách là một nhà chiến lược, nhà tư tưởng và nhà chiến thuật chính trị.

Cleopatra còn là 1 chính trị gia, chiến lược gia

Xây dựng hình ảnh cho chính mình, đặt con trai Caesarion vào vị trí như một người cai trị tương lai quyền lực, có thể tiên đoán được kết quả của các cuộc chiến tranh, thậm chí đoán trước được cái chết của Antony (và của chính mình), cũng như các chiến lược chiến đấu đánh vào điểm yếu của những kẻ thù hùng mạnh nhất, tất cả đều chứng minh khả năng lãnh đạo tài ba của bà. Bất kỳ nhà sử học nào giờ đây cũng đều chấp nhận rằng những truyền thuyết trước đây mô tả Cleopatra là một kẻ ngốc là là hoàn toàn sai lầm và đã bị phủ định hoàn toàn bởi khảo cổ học, cũng như bằng chứng lịch sử hiện tại.

6. Cleopatra thích tiêu tiền, nhưng không chỉ cho các món đồ xa xỉ, tóc tai hay làm đẹp:

Do các bộ phim Hollywood và những truyền thuyết từ xưa, nữ hoàng được miêu tả như người chỉ dùng nhan sắc thay vì đầu óc để đạt được mọi thứ. Hầu hết các nhà sử học có am hiểu đều không đồng tình với quan điểm này khi bà bị coi là một nữ hoàng phù phiếm, chỉ biết chăm sóc cho vẻ đẹp của mình và phung phí tiền vào các nghi thức làm đẹp. Mặc dù thực sự là đã có tài liệu lịch sử ghi chép rằng Cleopatra cực kì xem trọng ngoại hình và mùi cơ thể, và đó không phải là hai thứ duy nhất bà chi cực nhiều vào. Phải, nữ hoàng thật sự đã lấy 50% GDP của toàn cõi Ai Cập vào kho bạc cá nhân của mình, nhưng Cleopatra đã cai trị Ai Cập rất tốt. Nữ hoàng cũng rất được lòng người dân, bà đã thực hiện nhiều chương trình phúc lợi xã hội trong thời gian trị vì và mang lại cho thành phố Alexandria sự hào nhoáng nổi tiếng thế giới. Vì vậy, vâng, Cleopatra thích mặc gấm lụa đắt tiền, thắt tóc cầu kì và dành nhiều thời gian cho việc chải chuốt, nhưng thế thì sao, bà chắc chắn không phải là kẻ chỉ biết làm những chuyện đó!

7. Cleopatra có thể đã không được chôn cùng với Mark Antony:

Một lần nữa, có một truyền thuyết lãng mạn cho rằng Cleopatra được chôn cất cùng người tình của mình, Mark Antony, tại một nơi nào đó ở Ai Cập, đặc biệt là vì truyền thuyết này có nguồn gốc từ nhà sử học cổ đại Plutarch. Đã có hai giả thuyết được đặt ra xoay quanh việc này. Trong khi một nhóm chuyên gia tin rằng Cleopatra thực sự có một ngôi mộ được xây dựng cho riêng mình ở Alexandria, thì những người khác tin rằng cả hai đã được chôn cất cùng nhau trong một ngôi đền ở Taposiris Magna, Ai Cập. Những người ủng hộ giả thuyết đầu tiên cho rằng Cleopatra đã được chôn trong ngôi mộ bà đã xây cho chính mình, hiện không may đang nằm dưới đáy biển, cùng với những tàn tích còn sót lại của thành phố cổ Alexandria. Vì chính Cleoptara vẫn chưa thực sự được tìm thấy, nên đến nay vẫn chưa có câu trả lời.

8. Cleopatra có thể không chết vì đau xót Mark Antony:

Vẫn đang nói về cái chết đầy bí ẩn của Cleopatra, vào thẳng vấn đề nào. Trong khi tất cả mọi người đều yêu thích một câu chuyện lãng mạn, thì thực tế hoàn toàn không như vậy. Đúng vậy, Cleopatra thực sự đã rất đau buồn trước cái chết của Mark Antony và sự tuyệt vọng của bà đã góp phần vào quyết định tự tử. Nhưng khi biết được tính cách và đầu óc của Cleopatra, bây giờ, các nhà sử học cho rằng có thể có những động lực khác cho cái chết của nữ hoàng. Lý do thực sự đằng sau vụ tự sát có nhiều khả năng liên quan đến sự sụp đổ của Ai Cập đối với La Mã. Cleopatra có thể thấy trước được rằng mình sẽ bị mang ra diễu hành thị chúng trên các đường phố La Mã như một chiến lợi phẩm, và sự sỉ nhục đó đối với một nữ vương Ai Cập sẽ không thể nào chịu đựng được. Điều này cùng với thực tế là vị-nữ-hoàng-giàu-có-đáng-mơ-ước-nhất-của-mọi-người giờ đã hoàn toàn trắng tay cũng đủ để dập tắt hi vọng sống của bất kì ai, chứ đừng nói đến vị nữ hoàng kiêu hãnh, xa xỉ này. Những lí do này có thể không còn lãng mạn, nhưng chúng chắc chắn là thực tế hơn.

9. Cleopatra có thể không chết bởi vết cắn của rắn hổ mang:

Tất cả chúng ta đều biết truyền thuyết về Cleopatra, đau lòng trước cái chết của Antony và sợ bị người La Mã mang ra diễu hành như một chiến lợi phẩm, đã tự sát một cách ngoạn mục nhất bằng cách để một con rắn cắn vào ngực. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu bị ám ảnh bởi Cleopatra cho rằng truyền thuyết này, mặc dù rất nghe rất hấp dẫn, nhưng có thể không thực sự chính xác. Cho dù đó là một con rắn, hai con, rắn hổ mang Ai Cập hay là một liều thuốc độc, những người khác nhau lại có những dị bản khác nhau về cái chết của Cleopatra, trong khi rất ít bằng chứng khảo cổ học và tài liệu tồn tại để giúp chúng ta tìm ra sự thật duy nhất, nên vẫn còn nhiều nghi vấn. Trước khi Shakespeare mang chủ nghĩa lãng mạn của mình truyền bá đi khắp nơi truyền thuyết trên, tất cả các tài liệu đều cho rằng Cleopatra bị cắn trên cánh tay. Để làm phức tạp thêm mọi thứ, khi biết người Ai Cập pha chế độc dược giỏi thế nào, nhà sử học người Đức, Christoph Schaefer và cộng sự của ông, Dietrich Mebs đã đưa ra một giả thuyết khác. Họ cho rằng nữ hoàng Ai Cập vĩ đại đã đầu độc chính mình bằng một hỗn hợp của cây thuốc phiện, sâm độc và phụ tử; liều thuốc độc đã được thử nghiệm trước trên một số đối tượng để kiểm chứng sự không đau đớn của nó, cũng như cái chết nhanh chóng, tất nhiên.

10. Cleopatra không phải là kẻ giết người máu lạnh:

Trong một cuộc đời kéo dài chưa đầy bốn thập kỷ, Cleopatra đã sát hại nhiều thành viên trong gia đình mình, như thường lệ. Nghe có vẻ tàn bạo khi bạn biết rằng nữ hoàng đã làm điều đó vì sự an toàn của chính mình và ngay trên ngai vàng, nhưng nhiều nhà sử học đồng ý rằng trái với niềm tin phổ biến, bà chỉ giết người khi điều đó là hoàn toàn cần thiết. Nhiều phim tài liệu đã khắc họa nữ hoàng Ai Cập là một kẻ giết người lạnh lùng, đặc biệt là sau khi hài cốt của em gái cùng cha khác mẹ Arsinoe được tìm thấy trong cuộc điều tra khảo cổ. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học đồng tình rằng xem xét truyền thống gia đình của Cleopatra khi ấy, anh chị em của nữ hoàng sẽ dễ dàng giết chết bà, nếu bà không ra tay trước. Tất nhiên, những người đã chết sẽ không đồng ý rồi, nhưng dường như đó là quy tắc của thời bấy giờ, giết chóc để tranh giành quyền lực ngai vàng.

∴ ∴ ∴ ◊ ∴ ◊ ∴ ∴ ∴

Dù sao đây vẫn là Quora, nơi mọi người nói lên hiểu biết của mình. Các bạn có thể đọc để tăng hiểu biết, hoặc có thể bác bỏ thông qua hệ thống comment trên Share Ngay. Mình luôn tôn trọng điều đó.

Bài viết có tham khảo tài liệu trên Google để kiểm chứng các mục lớn trên bài, mình nhận thấy rằng các ý kiến này ổn, được nhiều vote. Có thể các bạn sẽ thấy chút thiên vị vì người trả lời cũng là người Ai Cập, không ai nói xấu nữ hoàng người mà cả dân tộc đều kính trọng. Tuy nhiên mình tin rằng qua bài này ae sẽ có 1 góc nhìn mới thú vị về 1 trong những bí ẩn của Ai Cập cổ đại.

5/5 - (7 bình chọn)
Bài trướcTại sao chúng ta nên đọc sách? Có nên mua Kindle?
Bài tiếp theoNhận get bất kỳ item nào trong bộ MyThemeShop MIỄN PHÍ
Tui là 1 con người cả ngố đó mấy bạn, thật may tui được thằng Tín tà tưa (bạn cùng phòng) nhờ làm cái web mà nó không viết gì, tui cũng không biết viết nhưng mà bỏ phí domain tốn xiền. Share Ngay ra đời lãng xẹt z đó. Blog này tui viết hồi cuối tháng 3/2018, có thể thấy độ trẻ trâu qua từng năm của tui không hề giảm. Nói thiệt nha, tui quý mấy bạn đọc cái blog này dù cho nó có mang lại giá trị cho mấy bạn không, nhưng mà tui thực sự cảm ơn mấy bạn. Hông giống Youtube, đăng lên phát là có vài chục ngàn view, tui đăng lên 1 phát có chục view là: "Ơ, dm, sao bữa này nhiều ng đọc dị. Tui dzui. Mấy bạn comment, tui đọc. Tui dzui. Đơn giản dậy thôi". Tui quỡn lắm, lâu lâu đọc lại những gì mình viết rồi thấy trẻ trâu mà không dám sửa. Thôi cứ để nó là 1 kỷ niệm. Ờ, nói nhiều là dậy, vì tui muốn mấy bạn thoải mái nhất khi đọc những dòng này nên viết có hơi dài dòng. Đoạn giới thiệu dễ thương này dành tặng tất cả những ai yêu mến Share Ngay. Sharahero!!!
Theo dõi
Thông báo về
guest
2 người bình luận
mới nhất
cũ nhất like nhiều nhất