Ý nghĩa của đạo Phật trích trong quyển Sapiens: lược sử loài người

14
1729

Mình có thói quen bookmark những đoạn hay khi đọc sách, hôm nay mình muốn chia sẻ 1 trích đoạn trong quyển Sapiens: Lược sử loài người nói về ý nghĩa của đạo Phật, mình đọc và thấy khá hay. Đương nhiên, đây là dưới quan niệm của tác giả, và ta có những suy nghĩ của riêng ta nhưng mình tâm đắc câu: “cuộc sống là một cuộc ganh đua vô nghĩa”. Nghe chói tai nhỉ, vậy thì cùng mình tìm hiểu tại sao trích đoạn này lại thú vị nhé!

Mình phân vân khá lâu trước khi public bài này, bài này mình đã định đăng cách đây 1 tuần vì dạo này bận không viết được nhiều trên Share Ngay. Hôm nay mới quyết định đăng bởi vì:

  • Nội dung này trong sách, copy lại và đăng lên mạng không hay lắm.
  • Và vì đây là sách, mình muốn sửa và viết thêm 1 số thứ theo quan điểm cá nhân cũng không ổn.
  • Nội dung bài này dài nên lại ít người đọc. Mong a/e đọc thử cho biết vì mình đọc cả quyển sách mới thấy 1 vài đoạn tâm đắc muốn chia sẻ thôi.

Nếu các bạn cảm thấy những bookmark trong quá trình đọc sách của mình có ý nghĩa, hãy để lại comment. Mình rất vui vì được đón nhận và chắc chắn sẽ chia sẻ chủ đề này nhiều hơn.


Nhân vật trung tâm của đạo Phật không phải là một gót (vị thần tối cao) mà là một con người có tên Siddhartha Gautama. Theo truyền thống đạo Phật, Gautama là người thừa kế của một vương quốc nhỏ, vùng núi Himalaya, vào khoảng năm 500 TCN. Vị hoàng tử trẻ này đã bị những đau khổ hiển nhiên con người chịu đựng xung quanh ông tác động sâu xa. Ông thấy rằng những người nam và nữ, trẻ và già, tất cả đều đau khổ, không chỉ từ những thiên tai thường xuyên như chiến tranh và dịch bệnh, nhưng cũng từ lo lắng, thất vọng và bất mãn, tất cả trong số chúng dường như là phần không thể tách rời của thân phận con người.

Xem video để hiểu về đức Phật – bật sub tiếng Việt đã được dịch chuẩn rồi – khuyến nghị xem vì tăng hiểu biết:

Người ta theo đuổi giàu có và quyền lực, tiếp thu kiến thức và tài sản, sinh con trai và gái, và dựng nhà và xây cung điện. Tuy nhiên, bất kể họ có đạt được những gì đi và đến đâu đi nữa, họ không bao giờ được an vui sung sướng. Những người sống trong đói nghèo mơ giàu có. Những người có một triệu muốn hai triệu. Những người có hai triệu muốn 10 triệu. Ngay cả những người giàu có và nổi tiếng cũng hiếm khi hài lòng. Họ cũng thế, quá bị ám ảnh bởi những bận tâm và lo lắng không ngừng, cho đến khi bệnh tật, tuổi già và cái chết đưa đến một kết thúc cay đắng cho họ. Tất cả mọi sự vật việc mà người ta đã tích lũy biến mất như làn khói.

Cuộc sống là một cuộc ganh đua vô nghĩa. Nhưng làm thế nào để thoát khỏi nó?

Bài này khá là dài, nghe 1 bản nhạc không lời và đọc giúp thoải mái đầu óc hơn:

[cue id=”3657″]

Ở tuổi hai mươi chín, Gautama trốn khỏi cung điện vào nửa đêm, bỏ lại đằng sau gia đình và tất cả những gì đang có. Ông du hành như một người không nhà, lang thang khắp miền bắc India, tìm một lối thoát khỏi khổ đau.

Ông đã đến những Ashram (đạo tràng Hindu) và ngồi dưới chân của của những GURU (bậc thầy tinh thần) nhưng không gì trả lời hoàn toàn cho câu hỏi về con đường giải thoát – luôn luôn vẫn có một số những không hài lòng tồn đọng. Không tuyệt vọng. Gautama quyết tâm tự mình tìm hiểu về chính sự đau khổ, cho đến khi ông tìm thấy một phương pháp dẫn đến giải thoát hoàn toàn.

Ông đã trải qua sáu năm thiền định về bản chất, nguyên nhân và phương pháp chữa trị cho sự thống khổ của kiếp người. Cuối cùng, ông đã đi đến nghiệm thức rằng đau khổ không phải là do bất hạnh, không may, hay bởi bất công xã hội, hay bởi ý tưởng tuỳ tiện, ngẫu nhiên nào của thần linh. Đúng hơn, đau khổ gây ra bởi những mô thức hành vi ứng xử của não thức của chính mỗi người.

Thị kiến, hay cái nhìn sâu sắc của Gautama là rằng bất kể não thức kinh nghiệm những gì, nó thường phản ứng với tham ái, tham ái và luôn luôn liên quan với bất mãn. Khi não thức trải nghiệm một gì đó khó chịu, nó khao khát thoát khỏi được những ray rứt bực dọc. Khi não thức trải nghiệm một gì đó dễ chịu, nó khao khát rằng niềm vui sẽ vẫn còn mãi, và sẽ tăng thêm. Do đó, não thức luôn luôn không hài lòng và không ngừng nghỉ. Điều này là rất rõ ràng khi chúng ta gặp những điều khó chịu như đau đớn. Chừng nào vẫn tiếp tục đau, chúng ta không hài lòng và làm tất cả những gì có thể để tránh nó.

Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta trải nghiệm những điều thú vị, chúng ta không bao giờ hài lòng. Hoặc chúng ta lo sợ rằng niềm vui có thể biến mất, hoặc chúng ta hy vọng rằng nó sẽ tăng thêm. Người ta mơ ước hàng năm để mong tìm thấy tình yêu nhưng hiếm khi hài lòng khi tìm được nó. Một số trở nên lo lắng rằng người yêu của họ sẽ bỏ đi; những người khác cảm thấy rằng họ đã thoả thuận khá nhanh chóng dễ dãi, và đáng lẽ đã có thể tìm thấy một người nào đó tốt hơn. Và tất cả chúng ta đều biết có những người xoay sở để làm cả hai.

Bản đồ 6. Sự truyền bá của đạo Phật.

Những god vĩ đại, những thần linh lớn, có thể đem cho chúng ta mưa, những tổ chức xã hội có thể cung cấp công lý và sự chăm sóc sức khỏe, và những may mắn ngẫu nhiên có thể biến chúng ta thành những triệu phú, nhưng không ai trong số họ có thể thay đổi những mô hình não thức cơ bản của con người.
Do đó, ngay cả những vị vua vĩ đại nhất cũng phải chịu sống trong cảm giác thấp thỏm lo lắng, liên tục chạy trốn đau buồn và khổ não, mãi mãi đuổi theo những lạc thú lớn hơn.

Gautama thấy rằng có một cách để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này. Nếu, khi não thức trải nghiệm một gì đó dễ chịu hay khó chịu, nó chỉ đơn giản là hiểu những sự vật việc như chúng hiện đang là, thì không có đau khổ. Nếu bạn gặp nỗi buồn mà không bồn chồn ao ước rằng nỗi buồn biến ngay đi mất, bạn tiếp tục cảm thấy buồn nhưng bạn không phải khứng chịu vì nó đè nặng.

Có thể thực sự có sự phức tạp đáng ngẫm nghĩ trong nỗi buồn. Nếu bạn có kinh nghiệm vui sướng mà không thèm muốn rằng niềm vui kéo dài mãi và tăng thêm, bạn tiếp tục cảm thấy niềm vui mà không mất đi sự bình an của não thức.

Nhưng làm thế nào để bạn có được não thức đi đến chấp nhận những sự vật việc như chúng hiện đang là, mà không thèm muốn? Để chấp nhận nỗi buồn như nỗi buồn, niềm vui như niềm vui, nỗi đau như nỗi đau? Gautama phát triển một tập hợp những kỹ thuật thiền định để huấn luyện não thức trải nghiệm thực tại như nó là, với không tham ái. Những thực hành này huấn luyện não thức suy tưởng tập trung tất cả sự chú ý của mình vào câu hỏi, “Tôi đang trải nghiệm gì bây giờ?” Hơn là “tôi đúng ra nên trải nghiệm gì bây giờ?”. Đó là khó khăn để đạt được trạng thái này của não thức, nhưng không phải không thể.

Gautama đặt vững những kỹ thuật thiền định này vào trong một tập hợp gồm những quy tắc đạo đức có nghĩa là để làm cho nó dễ dàng hơn cho mọi người để tập trung vào kinh nghiệm chân thực và để tránh rơi vào những thèm khát và những hoang tưởng. Ông hướng dẫn cho những người theo học ông để tránh sát sinh, quan hệ tình dục bừa bãi và trộm cắp, vì những hành vi thế đó nhất thiết phải thổi bùng ngọn lửa tham ái (cho quyền lực, cho thú vui nhục dục, hoặc cho sự giàu có). Khi những ngọn lửa được dập tắt, thèm muốn được thay thế bởi một trạng thái thoả mãn toàn hảo và thanh thản tĩnh lặng, được biết như nirvana (nghĩa đen là “lửa tắt ngấm”).

Những ai là người đã đạt được nirvana là hoàn toàn được giải thoát khỏi tất cả đau khổ. Họ trải nghiệm thực tại với rõ ràng đến cực điểm, sạch hết những hoang tưởng và ảo tưởng. Trong khi họ rất có thể sẽ vẫn gặp phải những khó chịu và đau đớn, những kinh nghiệm đó không gây cho họ đau khổ. Một người không tham ái không thể hứng chịu khổ sở.

Theo truyền thống đạo Phật, Gautama tự mình đạt được nirvana và đã hoàn toàn giải thoát khỏi đau khổ. Từ đó về sau Người được gọi là “Phật”, có nghĩa là “Người đã giác ngộ”. Đức Phật đã trải qua phần còn lại của cuộc đời mình giải thích những khám phá của mình cho những người khác để mọi người có thể được giải thoát khỏi đau khổ. Người thu gói giảng dạy của mình vào một luật duy nhất: đau khổ phát sinh từ tham ái; cách duy nhất để được giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ là hoàn toàn giải thoát khỏi tham ái; và cách duy nhất để được giải thoát khỏi tham ái là huấn luyện não thức để trải nghiệm thực tại như nó là.

Luật này, được gọi là dharma hay dhamma, được những người theo đạo Phật xem như một định luật phổ quát của thiên nhiên. Đó là “đau khổ phát sinh từ tham ái” thì luôn luôn và ở khắp mọi nơi là đúng, cũng giống như trong vật lý hiện đại E luôn luôn bằng mc² . Người theo đạo Phật là những người tin vào luật này và làm cho nó trở thành điểm tựa của tất cả những hoạt động của họ. Tin tưởng vào gót, mặt khác, có tầm quan trọng thứ yếu đối với họ. Nguyên lý đầu tiên của những tôn giáo tin chỉ một gót là “Gót hiện hữu. Ngài muốn gì từ tôi?” Nguyên lý đầu tiên của đạo Phật là “đau khổ hiện hữu. Tôi làm thế nào để thoát khỏi nó?”

Đạo Phật không phủ nhận sự hiện hữu của những gót – họ được mô tả như những sinh linh đầy quyền năng, cũng có thể mang lại những cơn mưa và những chiến thắng – nhưng họ không có ảnh hưởng nào trên luật rằng sự đau khổ phát sinh từ tham ái. Nếu não thức của một người được tự do, thoát khỏi tất cả tham ái, không có gót nào có thể làm cho anh ta đau khổ.

Ngược lại, một khi ham muốn nảy sinh trong não thức của một người, tất cả những gót trong vũ trụ cũng không có thể cứu anh ta khỏi đau khổ.
Tuy nhiên, giống như những tôn giáo tin chỉ một gót, những tôn giáo tin vào luật tự nhiên, trước thời hiện đại, giống như đạo Phật, bản thân chúng không bao giờ thực sự thoát khỏi sự thờ phụng những gót. Đạo Phật nói với mọi người rằng họ nên nhắm vào mục tiêu cuối cùng của sự giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ, hơn là ngừng dọc đường cho những thịnh vượng kinh tế và quyền lực chính trị. Tuy nhiên, 99 phần trăm người theo đạo Phật đã không đạt được nirvana, và ngay cả nếu họ có hy vọng làm được như vậy trong một vài đời tương lai, họ đã dành phần lớn đời sống hiện tại của họ để theo đuổi sự thành tựu trần tục. Vì vậy, họ vẫn tiếp tục tôn thờ nhiều những gót khác biệt, chẳng hạn như những gót Hindu ở India, những gót Bon ở Tibet, và những gót Shinto ở Japan.

Thêm nữa, với thời gian trôi qua, một số hệ phái đạo Phật phát triển những pantheons của chư Phật và Bồ Tát. Đây là những con người và những bậc trên-con người, đã có khả năng đạt được giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ, nhưng họ tạm hoãn sự giải thoát này vì lòng từ bi, ngõ hầu giúp lượng vô số những chúng sinh vẫn còn bị vướng mắc trong vòng luân hồi đau khổ.

Thay vì thờ những gót, nhiều người theo đạo Phật bắt đầu thờ những bậc giác ngộ này, cầu xin họ giúp đỡ không chỉ trong việc đạt được nirvana, mà còn trong việc đối ứng với những vấn đề trần tục. Như thế, chúng ta thấy nhiều vị Phật và Bồ tát khắp khu vực Đông Á, họ đã dành nhiều thời giờ của họ mang mưa đến, ngừng bệnh dịch, và ngay cả chiến thắng những chiến tranh đẫm máu – để đổi lấy những lời cầu nguyện, những hoa đầy màu sắc, trầm hương thơm và những thực phẩm dâng cúng bằng gạo và bánh kẹo.

Lưu ý: để tôn trọng tác giả dịch mình vẫn giữ nguyên bản gốc. Đọc nhiều đoạn không được hay lắm, tuy nhiên sửa thì mất đi tính nguyên bản.

Hết bài, hi vọng các bạn tìm thấy sự hữu ích khi đọc bài viết này. Ngày nghỉ cuối tuần tuyệt vời nhé!

4.9/5 - (13 bình chọn)
Bài trướcHướng dẫn tắt Windows Update trên Windows 10 triệt để thành công 100%
Bài tiếp theoChia sẻ 3 ứng dụng thú vị nhất tháng 12 trên Android
Tui là 1 con người cả ngố đó mấy bạn, thật may tui được thằng Tín tà tưa (bạn cùng phòng) nhờ làm cái web mà nó không viết gì, tui cũng không biết viết nhưng mà bỏ phí domain tốn xiền. Share Ngay ra đời lãng xẹt z đó. Blog này tui viết hồi cuối tháng 3/2018, có thể thấy độ trẻ trâu qua từng năm của tui không hề giảm. Nói thiệt nha, tui quý mấy bạn đọc cái blog này dù cho nó có mang lại giá trị cho mấy bạn không, nhưng mà tui thực sự cảm ơn mấy bạn. Hông giống Youtube, đăng lên phát là có vài chục ngàn view, tui đăng lên 1 phát có chục view là: "Ơ, dm, sao bữa này nhiều ng đọc dị. Tui dzui. Mấy bạn comment, tui đọc. Tui dzui. Đơn giản dậy thôi". Tui quỡn lắm, lâu lâu đọc lại những gì mình viết rồi thấy trẻ trâu mà không dám sửa. Thôi cứ để nó là 1 kỷ niệm. Ờ, nói nhiều là dậy, vì tui muốn mấy bạn thoải mái nhất khi đọc những dòng này nên viết có hơi dài dòng. Đoạn giới thiệu dễ thương này dành tặng tất cả những ai yêu mến Share Ngay. Sharahero!!!
Theo dõi
Thông báo về
guest
14 người bình luận
mới nhất
cũ nhất like nhiều nhất