Tương lai nền kinh tế Việt Nam vs các nước ASEAN dưới góc nhìn 1 người Trung Quốc

12
1403

Bài viết này thực sự rất rất hay, hay về câu trả lời của Qimeng và bài dịch có tâm của Long Ng. Bài viết này mình đọc trên Quora Việt Nam và đã xin phép tác giả chia sẻ lại cho a/e Share Ngay đọc nhằm nâng cao hiểu biết.

Bài viết không có war, mình đọc xong nhận thấy đây là 1 bài viết nghiêm túc, có nghiên cứu rõ ràng và bản dịch rất sát ý. Hi vọng đọc xong a/e sẽ có những suy nghĩ của riêng mình.

Mình là người Việt Nam, nhưng đọc xong bài này mình thấy có nhiều cái mình vẫn chưa có cái nhìn đúng vì hiểu biết của mình quả thực là hạn hẹp. Dĩ nhiên mình không phải là người tiếp thu tất cả mọi ý kiến dù cho đọc “thấy xuôi hoặc có vẻ là đúng”, tuy nhiên bài viết này quả thực “mở mang” đầu óc mình rất nhiều. A/e cứ đọc và chém nha.

Câu hỏi: Là một người Trung Quốc, bạn nghĩ gì về tương lai của nền kinh tế Việt Nam so với các nước Đông Nam Á (ASEAN) khác?

Trả lời bởi: Janus Dongye Qimeng – Quan tâm đến lịch sử và địa lý Trung Quốc.

∴ ∴ ∴ ◊ ∴ ◊ ∴ ∴ ∴

Được Nhiều Người Quan Tâm

∴ ∴ ∴ ◊ ∴ ◊ ∴ ∴ ∴

Có một “báu vật” ở Việt Nam mà nhiều người có thể không biết.

  • Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Lào, Myanmar và Philippines không có báu vật này.
  • Trung Quốc có nó. Hoa Kỳ có nó. Tây và Bắc Âu có nó.

Vậy điểm chung của ba vùng lãnh thổ kia là gì?

Họ đều mạnh về kinh tế. Kho báu này là một trong những lý do có thể giúp họ nhanh chóng phát triển các ngành sản xuất và giảm chi phí vận hành. Do đó, kho báu này là một vũ khí bí mật cho sự thịnh vượng của nền kinh tế hiện đại.

Thật không may, Ấn Độ, Trung Đông và Úc Đại Lợi không có được kho báu này.

Việt Nam thì rất may mắn khi cũng sở hữu được “báu vật” này. Nếu Việt Nam sử dụng tốt, họ có thể đạt được tăng trưởng kinh tế hai con số.

Bạn có đoán được kho báu này là gì không? Hãy tạm dừng một phút và suy nghĩ về nó…

Để tôi cho bạn một gợi ý cho câu đố này: Bong bóng.

–––––––––––––––––––––––––––––

Tôi biết đó là một câu đố rất khó. Nếu bạn muốn biết câu trả lời, xin vui lòng tiếp tục đọc bài viết cực kỳ dài này. Tôi chắc chắn bạn có thể học được điều gì đó mới mẻ về Việt Nam.
Đầu tiên, chúng ta cần sử dụng Trung Quốc làm tài liệu tham khảo để hiểu về Việt Nam.

Dưới đây là hình ảnh vệ tinh của đồng bằng sông Dương Tử ở Trung Quốc.

Sông Dương Tử

Nếu bạn phóng to và đi dọc theo bờ sông Dương Tử từ bờ biển vào đất liền khoảng 1000km, bạn sẽ thấy hàng ngàn tàu thuyền chạy dọc bờ sông. Đây là một dấu hiệu của một nền kinh tế đang bùng nổ.

Tàu thuyền đi về hướng đông ở sông Dương Tử, Nam Kinh, Trung Quốc 32 ° 10’10,4 “N 118 ° 57’19,9” E

Ở Việt Nam, có một con sông tương tự gọi là sông Mê Kông hay sông Cửu Long. Sông Mê Kông rất giống với sông Dương Tử ở Trung Quốc. Cả hai đều dài, rộng và ổn định. Sông Mê Kông cũng là một dòng sông quốc tế. Nó chạy qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và đến biển Việt Nam.

Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, có thể thấy một mạng lưới kênh rạch dày đặc

Nếu bạn phóng to và đi dọc theo sông Mê Kông từ bờ biển và di chuyển ngược dòng, bạn có thể tìm thấy nhiều tàu thuyền chạy dọc theo sông, dù lớn hay nhỏ.

Thành Phố Châu Đốc 朱 笃 10 ° 42’20.9 “N 105 ° 08’03.0” E

Nhưng chờ đã, đây không phải là kho báu mà tôi đang nói đến. Có rất nhiều đồng bằng sông lớn khác trên khắp thế giới. Vậy Việt Nam có gì đặc biệt?

Để hiểu những gì đặc biệt của Việt Nam về Việt Nam, chúng ta hãy nhìn vào Đồng bằng sông Hằng-Brahmaputra ở Bangladesh và Ấn Độ để so sánh. Họ rõ ràng có một dòng sông lớn hơn và rộng hơn bắt nguồn từ dãy Hy Mã Lạp Sơn.

Sông Hằng bắt nguồn từ Himalayas

Tuy nhiên, nếu chúng ta phóng to và quan sát kỹ hơn về dòng sông Brahmaputra, chúng ta có thể thấy rằng Brahmaputra thực sự không phải là một dòng sông mà là nhiều con sông nhỏ đan xen vào nhau.

Các dòng sông Brahmaputra đan xen như rễ Rễ, 25 ° 50’01,2 “N 89 ° 50’34,4” E

Trong mùa gió mùa, nó trở thành một con sông lớn. Lượng mưa lớn trong gió mùa đổ một lượng nước rất lớn vào dòng sông này. Những dòng suối này sẽ tạo thành một dòng sông và làm ngập tất cả các cánh đồng dọc theo bờ. Vào mùa khô, không có đủ nước để lấp đầy toàn bộ chiều rộng của dòng sông, để lại một vài dòng suối đan xen trên lòng sông.

Do lưu lượng dòng sông dao động rất nhiều, nên các tàu lớn không thể đi dọc theo sông. Đó là lý do tại sao Ấn Độ và Bangladesh KHÓ phát triển việc vận tải hàng hóa nội địa bằng đường sông.

Vậy làm thế nào để chúng ta giải quyết vấn đề về sông ngòi này? Bây giờ là lúc để tiết lộ kho báu: HỒ BONG BÓNG (吞吐 型 湖泊).

Hồ Bong Bóng là gì?

Hồ bong bóng là một loại hồ nước ngọt được kết nối với một dòng sông. Vào mùa mưa hoặc mùa gió mùa, các hồ bong bóng hấp thu một lượng nước từ sông để tránh lũ lụt quá mức. Vào mùa khô, các hồ bong bóng sẽ đẩy ngược nước ra con sông để giữ cho dòng sông chảy trơn tru.

Sông Dương Tử của Trung Quốc được kết nối với năm hồ bóng: Hồ Changhu, Hồ Động Đình (Dongqing), Hồ Bà Dương (Poyang), Hồ Sào (Chaohu) và Hồ Hồng Trạch (Hong Tse). Vào mùa mưa, những hồ nước này giống như một miếng bọt biển, hấp thụ một lượng nước khổng lồ và mở rộng gấp nhiều lần kích thước ban đầu của nó. Vào mùa khô, những hồ này cung cấp một lượng nước rất lớn trở lại sông Dương Tử.

Từ hình ảnh vệ tinh sau đây, chúng ta có thể thấy rằng hồ Bà Dương đang đẩy nước ra sông Dương Tử. (Ảnh vệ tinh thường cho thấy hình ảnh mùa khô ở Trung Quốc. Chúng không thể được chụp trong mùa mưa do những đám mây lớn).

Hồ Bà Dương, một hồ bong bóng ở Trung Quốc 29 ° 43’36.0 “N 116 ° 11’02.2” E

Tương tự, Hoa Kỳ có Great Lakes có tác dụng như hồ bong bóng. Một số người có thể cho rằng không thật sự như vậy. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự thật rằng sông Mississippi rất ổn định và chảy êm đềm để các tàu chở hàng có thể đi từ đại dương và tiến sâu vào đất liền.

Sông Mississippi rất ổn định và chảy êm đềm giúp giao thương dễ dàng từ biến vào đất liền

Ta đã nói đủ về Trung Quốc và Hoa Kỳ, còn Việt Nam thì sao?

Tất nhiên, sông Mê Kông ở Đông Nam Á cũng được thiên nhiên ưu đãi với một hồ bóng khổng lồ. Và chỉ có Việt Nam và Campuchia có thể tận hưởng những lợi ích to lớn.

Đây là hồ Tonlé Sap ở Campuchia, hồ lớn nhất Đông Nam Á. Hồ này cũng là một hồ bong bóng điển hình.

Hồ Tonlé Sap ở Campuchia, hồ lớn nhất Đông Nam Á

Sông Mê Kông được nối với hồ tại Phnom Penh ở Campuchia. Trong mùa mưa, sông Mê Kông có thể bơm thêm nước vào hồ. Trong mùa khô, nước từ hồ Tonlé Sap chảy vào sông Mê Kông, thúc đẩy lưu lượng dòng chảy xuôi.

Hình ảnh sự ảnh hưởng qua lại giữa sông Mê Kông và hồ Tonlé Sap

Hồ bong bóng cũng có tác dụng phụ của chúng. Bởi vì chúng nở rộng ra nhiều lần trong mùa mưa, người dân sống quanh các khu vực này phải chịu đựng rất nhiều lũ lụt. Tuy nhiên, chỉ có Campuchia phải mang gánh nặng này thôi. Thật may mắn cho Việt Nam khi chỉ việc hưởng những lợi ích của nó. Việt Nam, bạn nên thực sự biết ơn người Campuchia gánh giùm những khó khăn này.

Bây giờ chúng ta hiểu các hồ bong bóng là gì. Tiếp theo, hãy để tôi giải thích tại sao hồ bong bóng là vũ khí huyền thoại bí mật để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế (và tương tự đối với Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu).

Một vũ khí huyền thoại có hiệu ứng đặc biệt của nó

Hiệu ứng vũ khí 1: -80% sát thương do ngập lụt gây ra.

Những con sông có hồ bong bóng lớn sẽ chịu được ngập lụt nhiều hơn. Trong mùa gió mùa, nước thừa sẽ được đệm trong hồ bóng và lũ lụt ở hạ lưu sẽ trở nên ít nghiêm trọng hơn. Điều này có lợi đáng kể cho số lượng lớn người Việt Nam sống ở đồng bằng.

Không có hồ bóng, chẳng hạn, Ấn Độ đã hứng chịu lũ lụt trong mùa mưa từ hàng ngàn năm nay. Sau mỗi lần như vậy người dân lại phải nỗ lực xây dựng lại làng mạc từ đầu.

“Nếu đất trồng trọt và nhà cửa của tôi bị phá hủy hàng năm do lũ lụt, tại sao tôi cứ phải gắng sức xây dựng lại?”

Và do đó, trong mùa mưa, những người nông dân Ấn Độ sống bên sông thường làm công việc đồng áng ít hơn và điều này dường như đã ảnh hưởng đến văn hóa của họ trong hàng ngàn năm nay.

Lũ lụt ở Ấn Độ trong mùa mưa

Ngược lại, chúng ta hãy nhìn vào Việt Nam ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Người Việt đặt tên cho vùng đồng bằng này là Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khu vực đồng bằng này là khu vực cho năng suất cao nhất tại Việt Nam. Sản lượng gạo của vùng này chiếm gần một nửa tổng sản lượng gạo của Việt Nam.

Sông Cửu Long được lấp đầy bởi một kênh rạch dày đặc 10 ° 05’31,4 “N 105 ° 25’29,7” E

Người dân Việt Nam đã dành hàng trăm năm để đào kênh để tưới, trồng lúa và nuôi cá ao. Nhờ các hồ bong bóng ở thượng nguồn, những kênh rạch và cánh đồng lúa không bị phá hủy do lũ lụt. Thỉnh thoảng họ vẫn có thể bị lũ lụt nhẹ nhưng không đến mức tàn phá của trang trại và nhà cửa của họ, nơi bị phá hủy hàng năm.

Trong hàng trăm năm qua, Hoàng đế Gia Long của triều Nguyễn (嘉隆帝) đã lãnh đạo người dân của mình xây dựng mạng lưới kênh đào khổng lồ trên đồng bằng. Với mạng lưới kênh rạch dày đặc này, đồng bằng sông Cửu Long ít bị ngập lụt.

Mạng lưới kênh rạch dày đặt giúp ĐB Sông Cửu Long ít thiẹt hại khi bị ngập lụt mặc dù ở sát biển Đông luôn hứng chịu những cơn bão

Chính những cải cách và tính chăm chỉ lao động này đã hình thành nên văn hóa người Việt.

Hiệu ứng vũ khí 2: + Hiệu ứng dòng chảy ổn định.

Mặt khác, hồ bong bóng cung cấp dòng nước liên tục cho con sông trong suốt nhiều năm. Dòng chảy liên tục có thể khiến các con sông trở nên SÂU HƠN. Mặt sông cũng trở nên yên tĩnh. Vì vậy, dòng sông sẽ không bao giờ bị phân mảnh và đan xen như dòng sông Brahmaputra ở Ấn Độ.

Bây giờ bạn có thể hiểu tại sao người Việt thích đi du lịch bằng thuyền và tại sao dòng sông của họ rất bình tĩnh và ổn định. Các gia đình bình thường có thể mang sản phẩm của họ bằng thuyền của họ và bán sản phẩm trên thị trường nằm trên dòng sông phẳng. Điều này trở thành một phần của văn hóa độc đáo của họ quá. Loại phương tiện giao thông này cực kỳ hiệu quả và tiện lợi.

Chợ nổi Cái Răng quanh Cần Thơ

Vậy đâu là bằng chứng cho thấy tác dụng thần kỳ của các hồ bong bóng?

Dựa trên mô tả của sông Mê Kông từ việc sử dụng các con sông để vận chuyển ở Việt Nam:

Thượng nguồn từ Phnom Penh, giao thông dọc sông Mê Kông bị suy yếu do các vật cản tự nhiên khiến việc vận chuyển tàu bị giới hạn trong các đoạn sông tương đối ngắn

Phnom Penh chính xác là nơi hồ bong bóng Tonlé Sap được kết nối với sông Mê Kông. Nếu không có nước bổ sung từ Tonlé Sap, thượng nguồn sông Mê Kông sẽ có ít nước hơn trong mùa khô và do đó không thể sử dụng để vận tải hàng hóa hay di chuyển được. Việc sông Mê Kông thiếu nước không phải là do các đập thủy điện Trung Quốc được xây dựng dọc theo sông Mê Kông như một số người tuyên bố.

Tính năng đặc biệt của vũ khí này: -400% chi phí vận tải nội địa.

Bề mặt sông ổn định và lòng sông sâu cung cấp một môi trường VÔ CÙNG LÝ TƯỞNG cho vận chuyển hàng hóa nội địa. Loại phương tiện giao thông này rất hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Người dân ở Việt Nam sử dụng nó để mang cát, đá, than và các vật liệu xây dựng khác để xây dựng nhà cửa và nhà máy của họ. Nó có thể trông mộc mạc đối với bạn, nhưng thực sự rẻ hơn nhiều khi mang nó bằng thuyền so với một chiếc xe tải. Điều này xảy ra ở Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu.

Hình ảnh quen thuộc này chắc nhiều a/e qua cầu Sài Gòn đều đã thấy 1 vài lần

Bây giờ người Việt Nam cũng đã nhận ra tiềm năng to lớn của họ trong vận chuyển hàng hóa quy mô lớn ở sông Cửu Long. Một tàu hàng nặng 7000 tấn hiện có thể đi sâu vào sông Mê Kông và đến biên giới Việt Nam và Campuchia. Và, theo lý thuyết, con tàu có thể đến tận Phnom Penh, thủ đô của Campuchia.

Tại sao vận tải trọng tải lớn rất cần thiết cho ngành công nghiệp sản xuất? Hãy để tôi sử dụng một ví dụ rất đơn giản:

Giả sử thành phố Cần Thơ (苴), thành phố lớn thứ tư của Việt Nam, muốn sản xuất linh kiện xe hơi cho Hyundai. Thành phố cần nhập 5000 tấn dầu và than để tạo ra điện. Nó cũng cần nhập 5000 tấn nguyên liệu bao gồm thép và các thành phần nhỏ hơn từ các vùng khác của Việt Nam hoặc phần còn lại của thế giới. Sau khi sản xuất, nó cần xuất khẩu 5000 tấn linh kiện xe hơi sang phần còn lại của thế giới.

Hãy tưởng tượng những gì sẽ là chi phí nếu bạn vận chuyển chúng bằng xe tải? sử dụng tàu hỏa? hoặc sử dụng tàu biển? Tất nhiên, chúng tôi biết rằng tàu biển là rẻ nhất. Nhưng ngay cả khi bạn sử dụng tàu biển để vận chuyển, nó sẽ rẻ hơn nhiều khi sử dụng một tàu 5000 tấn thay vì 50 tàu nhỏ 100 tấn. Những chi phí này sẽ được phản ánh trong giá cuối cùng của nhóm hàng Made-in-Vietnam và khả năng cạnh tranh của họ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Một tàu container 5000 tấn đi dọc theo sông Mê Kông

Tính năng đặc biết thứ 2 của vũ khí này: Bờ sông có tác dụng như bờ biển

Sông nội địa với hồ bong bóng tự nhiên có lòng sông sâu hơn, có thể hỗ trợ vận chuyển hàng hóa trọng tải lớn. Do đó, nó thực sự có tác dụng tương tự như đường bờ biển. Hơn nữa, nó tốt hơn nhiều so với đường bờ biển bởi vì bạn có diện tích đất gấp đôi ở hai bên bờ sông; Giá đất bên bờ sông rẻ hơn nhiều so với giá đất bên bờ biển.

Nhìn vào phần còn lại của Đông Nam Á, Malaysia, Singapore, Indonesia, tất cả họ đều có những cảng lớn dọc theo bờ biển của họ. Tại sao tôi tin rằng Việt Nam có TIỀM NĂNG TỐT HƠN NHIỀU so họ? Họ có ít vùng đồng bằng dọc theo bờ biển. Những vùng đất này thường rất đắt đỏ.

Bây giờ, hãy cùng quay trở lại Trung Quốc và xem Trung Quốc sử dụng hiệu quả “kho báu” này như thế nào để tạo ra các sản phẩm Made-in-China của họ với giá rất cạnh tranh, mặc dù chi phí lao động cao hơn. Hình ảnh vệ tinh sau đây cho thấy một phần của sông Dương Tử ở Giang Tô, cách bờ biển khoảng 300km về phía thượng nguồn.

Trấn Giang, Giang Tô, Trung Quốc 32 ° 12’39,1 “N 119 ° 40’27,4” E

Nếu chúng ta phóng to, chúng ta có thể nhìn thấy một nhà máy điển hình của Trung Quốc sản xuất đồ điện tử giá rẻ. Điều thú vị ở nhà máy này là họ có cảng riêng bên bờ sông.

Một ví dụ về một nhà máy sản xuất độc lập của Trung Quốc bên bờ sông Dương Tử. 32 ° 12’39.1 “N 119 ° 40’27.4” E

Các tàu hàng có thể thả các container chứa hàng nhập khẩu của nhà máy và ngay đó chất lên các container chứa hàng xuất khẩu của nhà máy. Hơn nữa, các tàu hàng container này có thể phục vụ TẤT CẢ các nhà máy khác dọc theo sông trong cùng một chuyến đi. Bây giờ bạn có nhận ra hiệu quả đáng kinh ngạc trong cả hậu cần và nhà máy được tiết lộ ở đây không?

Nó rẻ hơn nhiều để thiết lập các nhà máy sâu trong đất liền so với khu vực ven biển bằng cảng biển. Nếu bạn là một nhà đầu tư, bạn sẽ đặt nhà máy của bạn ở đâu? Tất nhiên, bạn sẽ xem xét giữa việc giảm chi phí logistics với việc tăng chi phí nhân công.

Nhà máy mọc san sát nhau trong đất liền tạo thành 1 mạng lưới dễ dàng liên kết sản xuất

Đây là một trong những yếu tố góp phần vào lý do tại sao Trung Quốc có thể làm cho hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc có giá rẻ như vậy. Đó không phải là do lao động rẻ, mà là chi phí logistics vô cùng rẻ, quy mô lớn và chi phí đất cũng rẻ. Nếu bạn có thời gian, vui lòng sử dụng Google Earth dọc xuyên suốt mạng lưới sông ngòi ở Trung Quốc và bạn sẽ tìm thấy VÔ SỐ nhà máy dọc theo các con sông. Điều đó cũng giải thích tại sao miền Nam Trung Quốc tương đối thịnh vượng hơn miền Bắc Trung Quốc.

Hy vọng, từ lời giải thích ở trên, bạn cũng có thể hiểu tại sao Ấn Độ rất khó phát triển mạng lưới hậu cần giá rẻ. Đó là bởi vì họ không có mạng lưới sông có thể di chuyển dễ dàng và vận tải hạng nặng được.

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Bây giờ hãy để quay trở lại với Việt Nam.

Điều tuyệt vời đối với Việt Nam là nó có hai vùng đồng bằng sông: Đồng bằng sông Cửu Long (21 triệu người) và Đồng bằng sông Hồng (17 triệu dân). Cả hai được hoạch định sẵn để trở thành Siêu đô thị với hơn 20 triệu người trong 50 năm tiếp theo.

Hai đồng bằng lớn với 2 siêu đô thị nhanh chóng đưa Việt Nam trở nên mạnh mẽ

Đối với đồng bằng sông Hồng ở phía bắc, chính phủ Việt Nam cũng vô tình tạo ra hai hồ bong bóng nhân tạo: Hồ Thác BàHồ Hòa Bình. Cả hai hồ được kết nối với sông đỏ, làm cho dòng sông Hồng trở nên dễ dàng di chuyển và vận tải.

Hồ Thác Bà 21 ° 47’59,2 “N 104 ° 58’33,9” E

Điều tuyệt vời hơn nữa là Việt Nam may mắn có một đường bờ biển dài cũng như mạng lưới sông ngòi dày đặc. Nhìn vào bản đồ sông và đường bờ biển Việt Nam:

Đường bờ biển Việt Nam kéo dài và trải qua 2 đồng bằng rộng lớn

Với sự phát triển cơ sở hạ tầng cảng thích hợp, tàu chở hàng tại Việt Nam có tiềm năng điều hướng bất kỳ phần nào của đất nước với giá rẻ qua biển và sông. Việt Nam có hệ thống sông ngòi và đường bờ biển dài hơn bất kỳ nước ASEAN nào khác. Đó là lý do tại sao Việt Nam có một tương lai tươi sáng hơn tất cả.

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Bên cạnh tiềm năng Địa Lý, chúng ta hãy nhìn vào tiềm năng Khí Hậu của Việt Nam.

Dựa trên phân loại khí hậu của Đức – phân loại khí hậu Köppen, chúng ta có thể thấy rằng miền Bắc Việt Nam là khu vực duy nhất của Đông Nam Á có khí hậu Ôn Đới. Khí hậu ôn hòa đặc biệt có lợi trong việc phát triển kinh tế. Các khu vực phát triển nhất thế giới thường có tương quan với các vùng có khí hậu ôn đới nhưng không có khí hậu nhiệt đới.

May mắn thay, miền Bắc Việt Nam có khí hậu tương tự như ở vùng Canton của Trung Quốc bao gồm Hồng Kông và Thâm Quyến. Điều đó có nghĩa là miền Bắc Việt Nam có tiềm năng khí hậu tương tự để phát triển kinh tế như Canton.

Bản đồ khí hậu ở VIệt Nam và 1 số nước lân cận

Tại sao khí hậu nhiệt đới không có lợi trong việc phát triển kinh tế? Lời giải thích có thể chỉ đơn giản là người dân ở vùng nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm thường không muốn làm việc nặng. Bạn dễ bị mệt mỏi khi làm việc ở nhiệt độ nóng. Khí hậu ảnh hưởng đến tâm lý của họ và trở nên ít chăm chỉ hơn. Và nó đã gây ảnh hưởng vào nền văn hóa của họ qua hàng ngàn năm. Hơn nữa, thời tiết nóng và ẩm gây ra nhiều bệnh tật, và thảm họa chết người, khiến cho việc đặt ra phúc lợi cơ bản cho toàn xã hội trở nên tốn kém hơn.

Phân nhóm qua bản đồ khí hậu ở Việt Nam giai đoạn 1980-2016

Vì vậy, miền Nam Việt Nam không may mắn về mặt khí hậu. Tiềm năng và hiệu quả lao động của nó có thể bị ảnh hưởng do thời tiết nóng và ẩm. Tuy nhiên, có một cách giải quyết vấn đề này. Chính phủ Việt Nam cần học hỏi từ Singapore để tập trung hơn vào hệ thống y tế, kiểm soát bệnh dịch có hại và tăng cường giáo dục cơ bản ở khu vực nhiệt đới. Không có quốc gia nhiệt đới nào khác trên thế giới làm tốt hơn Singapore.

Và thực tế, thời tiết nóng và khí hậu không phải là vấn đề khi nói đến điều hòa. Ngay cả trong khí hậu ôn hòa, hầu hết các thành phố ở Trung Quốc thực sự nóng hơn nhiều so với Việt Nam trong mùa hè. Đó là lý do tại sao chính phủ Trung Quốc thúc đẩy ngành công nghiệp điều hòa không khí trong nước và giảm đáng kể chi phí điều hòa không khí và chi phí điện. Do đó, các hộ gia đình Trung Quốc dù là nghèo cũng có ít nhất một chiếc điều hòa.

Do đó, chính phủ Việt Nam cần tập trung vào việc thúc đẩy việc sử dụng điều hòa không khí. Ít nhất là đảm bảo một môi trường máy lạnh trong mỗi trường học, bệnh viện và trung tâm giao thông công cộng.

Vâng, Việt Nam hiện đang đi rất đúng hướng. VN vượt qua Thái Lan về doanh số điều hòa không khí và tăng vọt ngang với Ấn Độ và Indonesia, mặc dù có ít hơn khoảng 100 triệu người. Chính phủ Việt Nam nên cố gắng hết sức để thu hút ngành công nghiệp điều hòa không khí và thúc đẩy các thương hiệu trong nước.

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Bây giờ chúng ta đã hiểu Việt Nam có tiềm năng Địa Lý và điều kiện Khí Hậu để trở thành một trung tâm sản xuất công nghiệp lớn. Nhưng câu hỏi tiếp theo là: Chính phủ Việt Nam có khai thác triệt để tiềm năng địa lý của mình không?

Chúng ta đều biết Đảng Cộng sản Việt Nam đã học được từ Trung Quốc và mở cửa nền kinh tế thông qua một loạt cải cách chính trị và kinh tế (Đổi mới – 1986). Họ nhận thức đầy đủ rằng phát triển cơ sở hạ tầng là chìa khóa để giải phóng tiềm năng địa lý và tăng trưởng kinh tế. Đó là lý do tại sao chúng ta hiện đang thấy rất nhiều xây dựng cơ sở hạ tầng đang diễn ra tại Việt Nam.

Khi người dân Trung Quốc bình thường nhìn vào những phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, họ sẽ bối rối. Những cây cầu khổng lồ, lưới điện khổng lồ bắc qua sông, ruộng lúa và ao cá, v.v … Có phải ở Trung Quốc hay ở Việt Nam? Tại sao chúng rất giống nhau?

Tôi nói với bạn rằng họ đang ở Việt Nam.

Cầu Phước Khánh, Phước Khánh, Nguyễn Tấn, Đồng Nai, Việt Nam
Hầu hết các dự án được tài trợ bởi các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc
Một cây cầu bự chà bá lửa đang được xây dựng trên sông Sài Gòn 10 ° 39’32.1 “N 106 ° 44’24.9” E
Cầu Nhật Tân tại Hà Nội

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Đảng Cộng sản Việt Nam vs Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tuy nhiên, mặc dù có thiện chí phát triển các dự án cơ sở hạ tầng, nhưng sự phát triển ở Việt Nam dường như chậm hơn so với Trung Quốc. Năm 2008, khi Trung Quốc có GDP bình quân đầu người tương tự như Việt Nam năm 2018 (khoảng $2800/cháu), Trung Quốc vẫn cố gắng hoàn thành rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng (bình quân đầu người). Một ví dụ là vào năm 2008, nhiều thành phố của Trung Quốc đã có nhiều đường tàu điện ngầm metro rồi.

Các tuyến tàu điện ngầm ở Trung Quốc

Ngược lại, vào năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa có tuyến tàu điện ngầm đầu tiên Tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù thực tế là việc này đã được đề xuất vào năm 2001.

Đối với Hà Nội, hai tuyến tàu điện ngầm đang thi công. Tuy nhiên, tiến độ cũng chậm hơn đáng kể nếu bạn so sánh với tốc độ phát triển của Trung Quốc.

Do giao thông công cộng không hiệu quả, người dân Việt Nam vẫn phải sử dụng xe máy để đi lại. Vâng, phương tiện cá nhân vô cùng tiện lợi cho CÁ NHÂN, nhưng không hề có ích cho việc thúc đẩy GIAO THÔNG CÔNG CỘNG, một bức tranh lớn hơn của giao thông.

Nạn kẹt xe vẫn đang tiếp diễn mặc dù Hà Nội đang có những đề xuất tích cực cho việc này

Tại sao phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam rất chậm? Một số người bạn Việt Nam của tôi nói rằng đó là do THAM NHŨNG?. Nhưng tôi có thể nói, tôi không thấy quá nhiều sự khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam về vấn đề tham nhũng. Nhưng tại sao người Trung Quốc có thể hoàn thành công việc một cách nhanh chóng mặc dù cũng có tham nhũng?

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Bài viết này có lược bớt 1 phần theo mình là không nên đăng lên 1 blog cá nhân vì nhận xét mang tính cá nhân và mình cũng không có đủ thẩm quyền để đăng hoặc chia sẻ.

Nếu các bạn vẫn muốn đọc, truy cập link này để đọc: http://bit.ly/2XL1px2

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Tiếp tục bài viết….

Cuối cùng, sau khi đọc về tiềm năng địa lý, khí hậu và chính trị của Việt Nam, tôi hy vọng bạn có thể có cái nhìn toàn diện về Việt Nam. Việt Nam có tiềm năng địa lý và vẫn còn phải xem liệu chính phủ Việt Nam có thể khai thác triệt để tiềm năng của mình hay không. Nhưng nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng nói rằng tiềm năng của nó đang được khám phá.

Gần đây, nhiều người đồng bào Trung Quốc của tôi, có lẽ bao gồm cả tôi, đã khoe khoang về sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Hình ảnh đại diện nhất mà chúng tôi thường sử dụng là:

Thành phố Thượng Hải từ năm 1999 đến 2019 chỉ sau 20 năm

Đây là thành phố Thượng Hải. Từ năm 1999 đến 2019, chỉ trong hai thập kỷ, Thượng Hải đã chứng kiến một sự chuyển đổi không thể tưởng tượng được, đặc biệt là trên hai bên bờ sông ở Phố Đông – Thượng Hải.

Vùng đất của tương lai, 10 ° 46’16,6 “N 106 ° 42’59,5” E

Từ Google Earth, nếu chúng ta nhìn vào hình ảnh vệ tinh lịch sử vào khoảng năm 2000, chúng ta có thể thấy rằng bờ sông (Bến Thượng Hải) gần như là đồng cỏ. Ai biết rằng những tòa nhà chọc trời có thể mọc nhanh như nấm sau mưa vậy chứ!

–––––––––––––––––––––––––––––––––

Nếu tôi nói với bạn rằng hình ảnh vệ tinh ở trên không phải là Thượng Hải, mà là Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) ở Việt Nam thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi nói với bạn rằng Thành phố Hồ Chí Minh đang trải qua một con đường tăng trưởng tương tự như Thượng Hải? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi nói với bạn rằng những tòa nhà chọc trời đang mọc lên như măng non ở thành phố Hồ Chí Minh?

Hoàng hôn ở thành phố Hồ Chí Minh

Dọc bờ sông Sài Gòn, những tòa nhà chọc trời mới đang được xây dựng. Bạn có thể dễ dàng nhận ra tòa nhà cao nhất Việt Nam: Landmark 81, được hoàn thành vào năm 2018.

Tòa nhà cao nhất Việt Nam: Landmark 81 vừa mới khánh thành

Tuy nhiên, danh hiệu này sẽ bị vượt qua bởi một tòa nhà chọc trời khác, một tòa nhà 86 tầng. Tòa tháp sẽ trở thành một địa danh mới của Việt Nam, giống như Đài Bắc 101 ở Đài Loan và tháp đôi ở Malaysia. Và tòa tháp sẽ mang lại nhiều nhà đầu tư hơn và nhiều tòa nhà chọc trời hơn.

Thành phố quanh những con sông luôn thịnh vượng

Bên cạnh những tòa nhà chọc trời, bạn cũng có thể phát hiện ra việc xây dựng nhiều khu công nghiệp đồ sộ ở Việt Nam. Và bạn có thể thấy rằng các khu công nghiệp này đang nhanh chóng mở rộng và chiếm lĩnh các cánh đồng lúa liền kề.

Khu công nghiệp 2, Thành phố Hồ Chí Minh 10 ° 43’06,7 “N 106 ° 55’35,5” E

Ước tính có khoảng 300,000 nhà máy được đặt trong thành phố. Nhiều người trong số họ được đầu tư bởi các công ty nước ngoài từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Các khoản đầu tư tiêu biểu nhất là trong lĩnh vực điện tử, Samsung đã đầu tư 6,5 tỷ đô la vào đây để sản xuất màn hình OLED. Intel đã đầu tư 1,5 tỷ đô la và xây dựng một nhà máy chế tạo tại đây để sản xuất CPU của họ. AirPods từ Apple cũng sẽ được sản xuất tại đây. Điều tương tự cũng xảy ra ở Hà Nội và phần còn lại của Việt Nam.

Và Việt Nam cũng rất may mắn khi trở thành thành viên của các mạng lưới hiệp định thương mại tự do do Hoa Kỳ, Trung Quốc và ASEAN dẫn đầu. Việt Nam thu lợi cực lớn nhờ trung hòa được lợi ích và mở rộng quan hệ với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đầu tư nước ngoài cho thấy Việt Nam có thể là một điểm an toàn để tránh thiệt hại từ cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Việt Nam là thành viên của nhiều hội liên hiệp lớn trên Thế Giới

Một số đồng bào Trung Quốc của tôi lo ngại rằng các khoản đầu tư nước ngoài rời Trung Quốc sang Việt Nam sẽ có hại cho nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng từ những gì tôi có thể thấy, những khoản đầu tư này không phải là một trò chơi có tổng bằng không (zero-sum-game). Trung Quốc vẫn có thể duy trì hầu hết các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài do thị trường khổng lồ và cơ sở hạ tầng tuyệt vời của nó. Và Việt Nam chỉ có khoảng 100 triệu người và nó thiếu khả năng hấp thụ hết cả các khoản đầu tư. Để sản xuất theo chuỗi giá trị, Trung Quốc nên tham gia cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc để tích cực đầu tư vào Việt Nam để phát triển kinh tế và hưởng lợi.

Là người Trung Quốc, tôi nghĩ Việt Nam sẽ có một tương lai tươi sáng vì tiềm năng địa lý đáng kinh ngạc. Điều quan trọng hiện nay đối với Việt Nam là làm thế nào để thu hút đầu tư dựa trên mạng lưới vận tải logistics, cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng hiệu quả. Đây sẽ là chìa khóa để vượt qua bẫy thu nhập trung bình trong tương lai.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết cực kỳ dài này, tôi hy vọng bạn đã học được điều gì đó mới về Việt Nam và Trung Quốc.

Source: https://qr.ae/TWhpBp translated by Long Ng

5/5 - (6 bình chọn)
Bài trướcTự học dựng phim, biên tập video chuyên nghiệp với Davinci Resolve
Bài tiếp theoChia sẻ kiến thức nông cạn về các thông số trên tên 1 bộ phim
Tui là 1 con người cả ngố đó mấy bạn, thật may tui được thằng Tín tà tưa (bạn cùng phòng) nhờ làm cái web mà nó không viết gì, tui cũng không biết viết nhưng mà bỏ phí domain tốn xiền. Share Ngay ra đời lãng xẹt z đó. Blog này tui viết hồi cuối tháng 3/2018, có thể thấy độ trẻ trâu qua từng năm của tui không hề giảm. Nói thiệt nha, tui quý mấy bạn đọc cái blog này dù cho nó có mang lại giá trị cho mấy bạn không, nhưng mà tui thực sự cảm ơn mấy bạn. Hông giống Youtube, đăng lên phát là có vài chục ngàn view, tui đăng lên 1 phát có chục view là: "Ơ, dm, sao bữa này nhiều ng đọc dị. Tui dzui. Mấy bạn comment, tui đọc. Tui dzui. Đơn giản dậy thôi". Tui quỡn lắm, lâu lâu đọc lại những gì mình viết rồi thấy trẻ trâu mà không dám sửa. Thôi cứ để nó là 1 kỷ niệm. Ờ, nói nhiều là dậy, vì tui muốn mấy bạn thoải mái nhất khi đọc những dòng này nên viết có hơi dài dòng. Đoạn giới thiệu dễ thương này dành tặng tất cả những ai yêu mến Share Ngay. Sharahero!!!
Theo dõi
Thông báo về
guest
12 người bình luận
mới nhất
cũ nhất like nhiều nhất