#Quora – cùng tìm hiểu cách mà Face ID của Apple hoạt động?

0
463

Chắc hẳn hầu như a/e đều đã nghe qua cụm từ “nhận diện khuôn mặt” và có lẽ là đã dùng qua luôn vì hiện nay tính năng nhận diện khuôn mặt được tích hợp trong rất nhiều mẫu smartphone.

Cùng mình tìm hiểu qua một bài dịch khá ngắn nhưng rất dễ hiểu từ Vũ Cường được đăng tải trên Quora Việt Nam, mình đã xin phép Cường chia sẻ lại cho ae cùng đọc.

Câu hỏi: Face ID của Apple hoạt động ra sao? Liệu khi ai đó trang điểm hay bị mụn thì nó có tính không? Nếu người đó chụp theo một góc riêng nào đó thì sao? Họ có đang cười không? Hoặc đeo kính, đội mũ chẳng hạn?

Trả lời bởi: Franklin Veaux, Nhà Văn Chuyên Nghiệp.

∴ ∴ ∴ ◊ ∴ ◊ ∴ ∴ ∴

FaceID của Apple không chụp ảnh khuôn mặt của bạn đâu!

Nó tạo ra hàng loạt những điểm vô hình và rồi sau đó đo khoảng cách tới camera của từng điểm đó. Vì thế, nó không nhìn thấy một bức ảnh chụp khuôn mặt của bạn, mà là một mô hình 3D của khuôn mặt ấy. Những thứ như đồ trang điểm không ảnh hưởng gì đâu, vì nó đâu chụp ảnh, màu sắc lại hoàn toàn không liên quan luôn.

Nó đo khoảng cách tới 30000 điểm để tạo ra một bản đồ địa hình khuôn mặt bạn với mật độ cao. Cả những thứ như, mắt bạn sâu bao nhiêu, mũi bạn dài ngắn thế nào, cằm bạn sâu tới đâu, lông mi của bạn kéo tới chỗ nào,… tất cả đều được tính toán hết. Chính những thông số đó, chứ không phải bức ảnh nào, mới quyết định được rằng người đứng trước camera là bạn.

Mô tả cách Face ID tái tạo bản đồ khuôn mặt gồm rất nhiều điểm sáng

Theo trải nghiệm cá nhân tôi, mũ và kính không ảnh hưởng gì.

Như chiếc Redmi Note 6 Pro của em mình mua 3 triệu đồng cũng đã có tính năng này. Apple cũng có tính năng tương tự với tên gọi Face ID, tuy nhiên Apple đã làm gì với công nghệ này để khiến nó trở nên độc đáo và bảo mật hơn?

Nhiều bạn hỏi nhận dạng khuôn mặt trên những thiết bị tầm trung như Redmi khác gì với Face ID của Apple. Nó khác nhau ở công nghệ và phần cứng trang bị để nhận dạng.

Mở khoá khuôn mặt của mấy con không dùng Dot Projector & Infrared Camera thì chỉ đơn giản là chụp 1 bức ảnh khuôn mặt. Ví dụ con Redmi sẽ chụp ảnh khuôn mặt của bạn và đơn thuần là nhận dạng hình ảnh 2D => kém bảo mật hơn.

Dù xịn xò là thế, tuy nhiên Face ID của Apple cũng đã từng bị bẻ khóa. Điển hình nhất là vụ Bkav đã bẻ khóa Face ID trên iPhone X với mặt nạ. Tuy nhiên cách làm cũng rất cầu kỳ và với người dùng thông thường thì Face ID rất khó bị đánh bại, nhất là với Face ID thế hệ 2 và sắp tới là thế hệ 3.

Hi vọng bài viết ngắn này sẽ giúp các bạn phần nào hiểu được cách hoạt động của Face ID trên các thiết bị như iPhone, iPad.

Nguồn: Quora dịch bởi Vũ Cường

5/5 - (7 bình chọn)
Bài trướcTại sao Intel lại vất vả để theo kịp định luật Moore tới vậy?
Bài tiếp theoMột số lợi ích của người châu Á khi so với các châu lục khác?
Tui là 1 con người cả ngố đó mấy bạn, thật may tui được thằng Tín tà tưa (bạn cùng phòng) nhờ làm cái web mà nó không viết gì, tui cũng không biết viết nhưng mà bỏ phí domain tốn xiền. Share Ngay ra đời lãng xẹt z đó. Blog này tui viết hồi cuối tháng 3/2018, có thể thấy độ trẻ trâu qua từng năm của tui không hề giảm. Nói thiệt nha, tui quý mấy bạn đọc cái blog này dù cho nó có mang lại giá trị cho mấy bạn không, nhưng mà tui thực sự cảm ơn mấy bạn. Hông giống Youtube, đăng lên phát là có vài chục ngàn view, tui đăng lên 1 phát có chục view là: "Ơ, dm, sao bữa này nhiều ng đọc dị. Tui dzui. Mấy bạn comment, tui đọc. Tui dzui. Đơn giản dậy thôi". Tui quỡn lắm, lâu lâu đọc lại những gì mình viết rồi thấy trẻ trâu mà không dám sửa. Thôi cứ để nó là 1 kỷ niệm. Ờ, nói nhiều là dậy, vì tui muốn mấy bạn thoải mái nhất khi đọc những dòng này nên viết có hơi dài dòng. Đoạn giới thiệu dễ thương này dành tặng tất cả những ai yêu mến Share Ngay. Sharahero!!!
Theo dõi
Thông báo về
guest
0 người bình luận
mới nhất
cũ nhất like nhiều nhất